Author Archives: admin

Đặc Tính Và Lợi Ích Của Gỗ Thông

Thông là một trong những loài cây quan trọng nhất về mặt thương mại bởi giá trị về gỗ và bột giấy trên toàn thế giới. Thông cũng là loại gỗ rừng trồng phổ biến nhất hành tinh, chiếm khoảng 70% diện tích rừng trồng trên trái đất. Cây Thông có tốc độ tăng trưởng tốt, thân cây to tròn đều và thẳng đứng, rất thuận lợi trong việc cưa xẻ và sản xuất các sản phẩm làm từ gỗ. Thông phân bố chủ yếu ở các nước vùng ôn đới và 1 số nước nhiệt đới, khu vực xuất khẩu thông lớn nhất hiện nay thuộc về bắc Âu.

Cây thông tăng trưởng nhanh nên lượng gỗ Thông nguyên liệu trên thị trường được cung cấp khá dồi dào. Chất lượng gỗ Thông nguyên liệu khá tốt và giá thành không quá cao mà vân gỗ và màu sắc lại đẹp, mềm thuận tiện cho sản xuất, gia công tạo ra các mẫu mã đa dạng và đẹp.

Thông sinh trưởng tự nhiên có tuổi thọ thường đạt 100-1000 năm, thậm chí một số loài có tuổi thọ lên đến vài ngàn năm. Tuy nhiên thông được trồng với mục đích thương mại thường được khai khác ở giai đoạn 30 năm tuổi. Thông được trồng ở điều kiện tốt trong khoảng 30 năm sẽ có đường kính khoảng 0,3 mét (1,0 ft) và cao khoảng 20 mét (66 ft). Sau 50 năm, cây này sẽ có đường kính khoảng 0,5 mét và cao 25 ​​mét, và giá trị gỗ của nó sẽ có giá trị gấp 7 lần cây gỗ 30 tuổi.

Trên thế giới có rất nhiều loại thông nhưng thông trắng được sử dụng nhiều hơn cả vì vân gỗ rất đẹp và sang trọng. Ở Việt Nam hiện loại thông này bị khai thác gần như cạn kiệt, hầu hết gỗ thông trắng sử dụng cho sản xuất tại Việt Nam đều được nhập từ các nước như Chile, Newzealand, Canada…

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA GỖ THÔNG

Tâm gỗ thông màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ màu trắng hơi ngả vàng nâu, gỗ thông thường có nhiều mắt lớn, mắt nhỏ, dễ hút ẩm, khi khô những mắt này có thể bị rơi ra ngoài. Vân gỗ thông khá rõ và không nhiều, có ống tiết, trong thân cây thông có nhựa thông.

Sau khi khai thác thì nhựa thông vẫn tồn tại trong gỗ, nhựa thông giúp chống lại sự xâm hại của mối, mọt và côn trùng phá hoại. Bên ngoài gỗ thông có khá bền do được lớp nhựa gỗ bảo vệ.
Thông nguyên liệu có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc, bám đinh và dính keo cao. Dễ nhuộm màu và đánh bóng. tương đối dễ làm khô. Gỗ Thông ít bị biến dạng khi sấy, đặt biệt thớ gỗ thông nguyên liệu đẹp nên khi đánh vecni sẽ rất bóng và đẹp.

LỢI ÍCH CỦA GỖ THÔNG

 

Ở nước ta có nhiều loại thông nhưng thông 3 lá và thông 5 lá là loại phổ biến nhất. Tuy nhiên thông trong nước ít được ưa chuộng do công nghệ tách nhựa ra khỏi cây thông còn chưa cao nên đa số sản phẩm làm từ gỗ thông được nhập từ nước ngoài.

Gỗ thông được ưa chuộng trong sản xuất nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp…

Những sản phẩm được làm từ gỗ thông

Nội thất nhà bếp với gỗ thông khá ấn tượng

Cầu thang được thiết kế với nguyên liệu từ gỗ thông

Căn phòng với nội thất được thiết kế hoàn toàn từ gỗ thông.

 

 

 

 

Bài viết tổng hợp về Gỗ Sao

Cây gỗ sao là cây như thế nào, có tốt không, thuốc nhóm mấy và có những loại nào ?

Thư Viện Gỗ sẽ tổng hợp bài viết tổng thể về Gỗ Sao, những đặc tính sinh thái của cây sao, những loại gỗ sao trên thị trường, cách phân biệt các loại gỗ sao  như thế nào? Phân loại nhóm và giá trị kinh tế của cây gỗ sao với đời sống của con người?

1. Cây gỗ sao.

– Gỗ Sao là loại cây thực vật thuộc họ dầu, chi thực vật này có khoảng 104 loài, đây là một loại cây quý dùng để lấy gỗ rất tốt bởi tính chất đặc biệt cũng như thời gian sinh trưởng của cây.

cay-go-sao

– Trong trang trí nội thất cũng như xây dựng thì cây gỗ sao được biết đến với 5 loại: sao xanh, sao vàng, sao đen, sao cát và sao đỏ, mỗi loại gỗ sao đều có một đặc tính riêng biệt và giá trị khác nhau.

2. Đặc tính sinh thái của cây gỗ sao.

– Cây gỗ sao có thân thẳng, thuôn dài, thân cây có những nứt dọc theo thớ, chiều cao lên đến hàng chục mét, nhiều cây có chiều cao lên đến 50m hoặc hơn, với đường kính khoảng 80 – 100cm, những cây sao cổ thụ có khi đường kính lên đến hơn 3m.

– Hoa của cây gỗ sao nhỏ, mọc thành từng chùm khoảng 11 – 12 nhánh, mỗi nhánh có từ 4 – 6 hoa nhỏ màu trắng như hình ngôi sao.

– Tán là rậm hình chóp, cành nhánh to, dài, mọc thẳng đứng, lúc non lá có màu xanh nhạt lúc già chuyển sang màu nâu, lá dài 7 – 17 cm, rộng 5 – 9 cm, mặt trên lá vàng có màu xanh bóng, mặt dưới rất mịn, lá sao có hình trái xoan, thuôn, đáy tròn và đỉnh nhọn ngắn, gân chính rõ với 7 – 10 đôi gân phụ, các nách gân có các túm lông nhỏ.

cay-sao-den

– Cây gỗ sao thường mọc nhiều ở những vùng đất đồi hoặc có thể ở trên mỏm các ngọn đá cao, hứng ánh nắng trực tiếp. thân cây tròn, chúng thường mọc ở những nơi có độ dốc cao để tránh gió mưa và bão quật ngã.

– Gỗ sao thường phân bố từ Sri Lanka, Nam Ấn Độ gới Nam Trung Hoa, kéo xuống tới New Guinea, ở Việt Nam gỗ sao phân bố nhiều  ở khu vực miền núi phía bắc như Thái Nguyên và khu vực Tây Nguyên.

– Những cây gỗ sao mọc ở các vùng núi thường có chất lượng gỗ tốt hơn hẳn, nhờ vào khí hậu nhiều nắng và gió, chính vì thế mà thớ gỗ và vân gỗ nhìn rất đều và mịn hơn những cây sao ở những khu vực khác.

3. Gỗ sao thuộc nhóm mấy.

– Gỗ sao là một trong những loại gỗ quý,  thuộc nhóm III trong danh sách gỗ quý của Việt Nam.

– Đây là một trong những loại gỗ rất được yêu thích trong công nghiệp đóng nội thất như: bàn ghế, của sập, dựng nhà…

4. Gỗ sao có tốt không??

– Gỗ sao là loại gỗ có đường kính lớn, vân gỗ đẹp, liền lạc với nhau và rất chắc chắn, nên chúng rất được yêu thích trong lĩnh vực sản xuất những đồ dùng nội thất.

– Ngoài ra gỗ sao có dầu nhựa, nếu để nâu theo thời gian thì sự co rút ít, sức chống tách cao, gỗ sao thẳng và rất ít bị cong vênh, nhưng đây cũng là loại gỗ được cho là khó sấy và khó gia công cắt gọt. Trước đây, gỗ sao thường được dùng để đóng các bộ sập, bộ ngựa và dùng làm khung bao cửa gỗ, rất hiếm có gia đình nào còn xót lại một bộ cửa gỗ sao còn nguyên vẹn, khi nằm trên một bộ ngựa làm từ gỗ sao sẽ cho ta một cảm giá mát mẻ và rất dễ chịu, một bộ cửa gỗ sao luôn đảm bảo mặt phải mịn không có vết nứt mà phải đẹp hoàn toàn.

5. Có mấy loại gỗ sao và cách phân biệt từng loại như thế nào??

Gỗ sao gồm có 5 loại: gỗ sao xanh, sao vàng, sao đỏ, sao đen và sao cát, mỗi loại lại có những đặc tính riêng đúng như tên gọi.

Gỗ sao xanh: Sao xanh là loại gỗ thuộc nhóm III trong những loại gỗ quý, đặc điểm của gỗ này là thớ gỗ khá mịn, thẳng thớ và chặt chẽ, sao xanh thường phân bố chủ yếu ở vùng miền Tây Nam Bộ, khi phân biệt gỗ sao xanh người ta thường nhìn vào vân gỗ với các giác lõi để phân biệt, gỗ sao xanh thường có màu vàng nâu hay nâu đỏ tùy thuộc vào vùng đất mà gỗ phát triển.

go-sao-xanh-2

Gỗ sao xanh đang ngày càng trở lên khan hiếm, để kiếm được một khối lượng gỗ sao xanh lớn với bản to là điều rất khó khăn, gỗ sao xanh khi làm đồ nội thất thường có tính thẩm mĩ và độ bền rất cao nên rất được yêu thích, đây cũng là một trong những loại gỗ có giá trị kinh tế lớn.

Gỗ sao vàng : gỗ sao vàng là một loại gỗ quý có màu vàng nâu hay nâu đỏ, loại gỗ này thường được sử dụng nhiều trong việc sản xuất những đồ gia dụng, để thu hoạch được một khối gỗ sao vàng đẹp đúng chất lượng, vân gỗ đẹp, có độ cứng bền nhất định cần trải qua thời gian khá dài từ 50 – 60 năm tuổi, chính vì thế mà giá trị của gỗ sao vàng cũng rất cao.

go_sao_vang

Gỗ sao đen: sao đen là loại cây thuộc nhóm II được, cây này có vỏ ngoài nâu đen, nứt dọc thành những miếng dày và xù xì, cây có kích thước lớn, cao và to, cây sao đen được khai thác chủ yếu để lấy gỗ, gỗ sao màu hơi xám, dác có màu sáng hơn, thuộc loại gỗ quý, không mối mọt thường dùng trong xây dựng đóng đồ đạc, làm sàn nhà, tà vẹt, đóng toa xe, tàu đi biển.

go-sao-den-1

Ngoài ra, cây sao đen còn có rất nhiều công dụng hữu ích không chỉ trong sản xuất những đồ dụng gia dụng những món đồ nội thất mà cây sao đen còn được dùng trong lĩnh vực y tế, do có chứa nhiều tatin nên vỏ sao đen được dùng làm thuốc: chữa đau răng, viêm lợi, áp xe, làm răng bền….nhựa sao đen không chỉ dùng làm vécni trong công nghệ sơn mà còn dùng làm thuốc cầm máu. Tại Việt Nam một số nơi đã dùng vỏ cây sao để để ăn trầu thay vỏ chay. Cây sao đen có kích thước cao và to, tán lại rất đẹp vì vậy thường được trồng làm cây đường phố hay các công trình lớn.

Gỗ sao đỏ: gỗ sao đỏ có giác lõi rất rõ ràng, thân gỗ có màu vàng nâu hay nâu đỏ, mặt gỗ có độ mịn khá cao, thân cây thẳng và đều, kết cấu gỗ chặt chẽ, gỗ sao đỏ có chứa dầu nhựa, co rút tương đối ít, với sức chống tách cao, ít bị cong vênh hay nứt nẻ, chính vì vậy gỗ sao đỏ được dùng rất nhiều trong công nghệ đóng tàu thuyền.

Gỗ sao cát: sao cát là một loại gỗ quý có đặc tính gần giống với sao đen, nhưng cây gỗ sao cát thường lớn hơn và vỏ có màu nâu, cây gỗ sao cát được tìm kiếm và đánh giá là cây gỗ sao to nhất tại Việt Nam có đường kính khoảng 8m, cao khoảng 50m, trữ lượng hơn trăm khối, tại huyện Kbang, Gia Lai, đây là loại gỗ có chất liệu tốt, rất chắc chắt và có độ mịn cao, chính vì vậy gỗ sao cát dùng để đóng tàu thuyền rất tốt.

go-sao-cat

6. Giá trị đời sống và giá trị kinh tế cây gỗ sao:

– Gỗ sao được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất cũng như trong xây dựng, các sản phẩm thường thấy như sập, cửa, phản, bàn, ghế…ngoài ra nhờ vào tính bền bỉ và chống nước nên được dùng để đóng các toa tàu đi biển, gỗ sao cũng được dùng để đóng thành các bè nổi ở các cù lao sống nước…

– Gỗ sao là loại gỗ đem lại giá trị kinh tế cao, từ lâu pháp luật Việt Nam đã không cho phép cá nhân khai thác loại gỗ này, chính vì thế nguồn cung cấp gỗ sao là rất khan hiếm, trong thời gian trước đây gỗ sao thường được dùng làm bộ sập, bộ cửa, bộ ngựa…chính vì vậy những sản phẩm còn xót lại luôn là những vật dụng cực kì quý hiếm.

– Cây gỗ sao càng có tuổi thọ cao càng cho ra vân gỗ đẹp và giá trị kinh tế càng lớn.

Gỗ pallet là gì ?

Gỗ pallet là gì? Nó như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản Pallet là kệ dùng để hàng hóa trong việc vận tải, kê nâng đỡ hàng hóa trong các container, sắp xếp hàng hóa theo các khối, chồng chất lên nhau…nó được kê với khối lượng bao nhiêu thì tùy thuộc vào trọng tải khi tính toán của nhà thiết kế khi tạo ra chúng.

go-pallet-la-gi

 

Gỗ thông, bạch đàn, keo,…từ các nguyên liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp đã tạo ra sản phẩm không chỉ là Pallet gỗ mà còn sử dụng để làm Gỗ xây dựng, bao bì gỗ…các sản phẩm phải được xử lý theo đúng quy cách tiêu chuẩn để đảm bảo được các tính năng về độ cứng, bền, an toàn nhất tránh bị mọt mối gậm nhấm. Khi sản xuất pallet thì không được sử dụng  hóa chất độc hại để trừ mối mọt mà thay vào đó phải sử dụng các cách xử lý khác đem lại sự an toàn tuyệt đối cho sản phẩm này, khi mà sử dụng trong việc kê hàng hóa cho con người.

Các giai đoạn phát triển của gỗ pallet

Gỗ pallet từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn và phát triển để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu người sử dụng

Giai đoạn 1: Pallet lúc này đơn giản chỉ là miếng đệm đã được sử dụng giữa hàng hóa và mặt đất cho phép càng nâng có thể đưa vào trong và bên dưới để nâng hàng hóa, tiến tới là sự phát tiển của các tấm kê hàng liên kết với các miếng đệm đó, tạo thành dạng pallet thô sơ (pallet một mặt).

Giai đoạn 2: Năm 1925, pallet đã có thêm các thanh liên kết ở bên dưới pallet để tạo ra một kết cấu vững chắc. Pallet có thể nâng được hàng hóa với tải trọng nặng hơn nhiều, hoặc khi chồng lên nhau thì hàng hóa ở bên dưới ít bị hư hỏng,… Đây cũng chính sản phẩm pallet như hiện nay. Các pallet gỗ được cải tiến dần để phù hợp với những loại hàng hóa khác nhau tuy nhiên nó vẫn phải cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định.

Tiêu chuẩn của pallet

Tùy thuộc vào pallet 2 chiều nâng hay 4 chiều nâng mà có những quy chuẩn khác nhau. Ví dụ pallet 2 chiều nâng được thiết kế để nâng trực tiếp lên các thanh ván mặt, chiều thanh ván phải song song với các kho chứa hàng; đối với pallet 4 chiều nâng hoặc pallet cho những vật nặng, hoặc pallet có mục đích hệ thống chung được thiết kế bởi thanh chịu lực liên kết với các cục gù.

Tuy nhiên việc sản xuất pallet vẫn cần có những quy cách riêng và hiện nay các nước trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế cho pallet gỗ.

Pallet gỗ là sản phẩm thông dụng và quen thuộc trong đời sống tuy nhiên không phải nhiều người biết và am hiểu về nó. Bài viết trên đây đã khái quát phần nào về gỗ pallet để các bạn tham khảo.

Cây Thủy Tùng 500 tuổi bị đốn hạ trong đêm.

Được biết thủy tùng là loại cây vô cùng quý hiếm và đang được mua với giá rất cao nên 7 đối tượng đã đã xâm nhập vào Trạm Quản lý Khu Bảo tồn loài sinh cảnh thông nước thuộc xã Ea Rah (huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) để đốn hạ cây thủy tùng quý hiếm hàng trăm năm tuổi.

Chiều  ngày 15/10, ông Trần Xuân Phước – Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thông nước (thủy tùng) Đắk Lắk – cho biết, sáng cùng ngày, đơn vị đã phối hợp với Công an huyện Ea H’leo, Hạt Kiểm lâm bắt giữ được 1 đối tượng (trong 7 đối tượng) chặt phá cây thủy tùng trong khu bảo tồn.

Đối tượng đã bị bắt giữ là Y Truôi ADrơng (SN 1998, ngụ buôn Ariêng B, xã Ea Rah, huyện Ea H’leo).

cay-thuy-tung-500-tuoi-bị-don-ha-1
Theo thông tin được biết vào khoảng 1h ngày 15/10, lợi dụng trời đêm khuya và trong lúc trời mưa lớn,  Y Truôi ADrơng cùng 6 đối tượng khác đã xâm nhập vào Trạm Quản lý Khu Bảo tồn loài sinh cảnh thông nước xã Ea Rah (huyện Ea H’leo) cưa trộm cây thủy tùng.

Đến khoảng 7h sáng cùng ngày, 7 đối tượng đã cưa 1/2 cây thủy tùng trên 500 tuổi, có chiều dài 8m, đường kính thân cây 80 cm, thành nhiều đoạn rồi vận chuyển ra khỏi khu bảo tồn, trong lúc Y Truôi đang vận chuyển gỗ thủy tùng ra ngoài thì bị Công an huyện Ea H’leo mật phục bắt giữ.

cay-thuy-tung-500-tuoi-bị-don-ha-1

Tại cơ quan công an, bước đầu Y Truôi Adrong khai nhận đã cùng 6 thanh niên khác vào khu bảo tồn để đốn hạ cây thủy tùng và bán lấy tiền tiêu xài vì được biết thủy tùng là loài cây quý hiếm được trả giá rất cao.

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Y Truôi Ađrơng, Y Lâm, Y Loan Ksơr, Y Liêm, Y Nhia, Y Táh Adrơng và Y Diêm Adrơng (tất cả cùng trú tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk).

Cây thủy tùng tên khoa học là (Glyptostrobus pensilis) thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào diện cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam thủy tùng chỉ phân bố 2 quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk với 162 cây tại huyện Ea H’leo, huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.

Bài viết liên quan:

Gỗ Thủy Tùng có tốt không ?

Gỗ Thủy Tùng và cách nhận biết.

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ DONGYANG

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ DONGYANG

Trung Quốc xưa nay không chỉ nổi tiếng về các mặt hàng gốm xứ trên toàn thế giới mà Quốc gia này còn được biết đến với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân gỗ trong đó nổi bật đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đỉnh DongYang
Nhắc đến nền nghệ thuật điêu khắc gỗ thì không thể không nhắc tới Trung Quốc. Đã có rất nhiều truyền thuyết cũng như nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này tại Trung Quốc. Nghệ thuật Điêu khắc gỗ của Trung Quốc đã được nghi nhận từ khoảng 7000 năm trước đây trong thời kỳ đồ đá mới. Những mẫu vật điêu khắc gỗ cổ xưa nhất được khai quật tại Trung Quốc gồm hình gỗ của một chú chim tại tỉnh Liêu Ninh và hình gỗ một con cá tại tỉnh Triết Giang.

Nghệ thuật điêu khắc gỗ Trung Quốc được chia thành nhiều thể loại khác nhau: điêu khắc kiến trúc, điêu khắc nội thất và điêu khắc nghệ thuật. Hoặc có thể được chia theo tính chất về gỗ như: điêu khắc trên các loại gỗ cứng, điêu khắc trên các loại gỗ mềm, điêu khắc trên gỗ nhãn, gỗ hoàng dương và gỗ long não. Hoặc có có thể chia theo hình thức khi hoàn thành sản phẩm như tượng gỗ mạ vàng, tượng gỗ sơn màu và tượng gỗ sử dụng màu tự nhiên của loại gỗ.

Tính tới thời điểm hiện tại thì nghệ thuật điêu khắc gỗ DongYang được xem là nghệ thật điêu khắc gỗ tuyệt đỉnh nhất được biết đến.

dieu-khac-go-dongyang
DongYang là một thành phố nằm tại tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc nổi tiếng với nghệ thuật điêu khắc gỗ. Đây là một trong những trung tâm sản xuất và điêu khắc gỗ từ thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644 – 1911) cho tới tận bây giờ. Xuyên suốt tên gọi DongYang là cả một bề dày lịch sử.

Nghệ thuật điêu khắc gỗ Dong Yang đã phát triển đến một mức độ rất cao từ thời nhà Đường (681 – 907) nhưng chỉ thực sự trở nên hưng thịnh trong hai triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Minh và nhà Thanh. Các công trình điêu khắc gỗ nghệ thuật vẫn đang được sử dụng rất rộng rãi tại Trung Quốc như các cung điện hoàng gia ở Bắc Kinh, thành phố Tô Châu, Hàng Châu và tỉnh An Huy …vua Càn Long thời nhà Thanh là một trong những người yêu thích nghệ thuật điêu khắc gỗ DongYang và đã cho hơn 400 nghệ nhân tới trang trí tại cung điện hoàng gia của mình, các kiến trúc và bức họa vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn cho tới nay.


Nghệ thuật khắc gỗ Dong Yang còn được gọi là nghệ thuật khắc gỗ trắng (màu trắng ở đây là màu tự nhiên của gỗ) thuộc vào một trong những mặt hàng thủ công cao cấp hàng đầu tại Trung Quốc. Về khía cạnh kỹ thuật, nghệ thuật khắc gỗ DongYang là kỹ thuật đắp nổi, đa lớp chồng chéo lên nhau theo một quy định về không gian ba chiều và thường mang ý nghĩa giàu hình ảnh minh họa.

Nghệ thuật điêu khắc gỗ DongYang được sử dụng chủ yếu để trang trí nhà cửa và đồ nội thất với miêu tả chủ yếu là thực tếnhư ngựa phi nước đại, cây cầu, hoa sen và hình người. Trong đó đề tài được khắc họa nhiều nhất đó là truyền thuyết Thanh xà- Bạch Xà kể về một con rắn màu trắng đã thành tinh trở thành một cô gái xinh đẹp và đem lòng yêu chàng học giả Hứa Tiên và bị ngăn cấm bởi nhà sư Pháp Hải. Tuy có nhiều sự hư cấu và thần thánh hóa nhưng ý nghĩa của câu truyện lại nhấn mạnh đến sức mạnh của tình yêu, tình mẫu tử , sự hy sinh và tình đoàn viên.

Hiện tại ở Việt Nam được tiếp thu khá nhiều nền văn hóa điêu khắc gỗ từ Trung Quốc đặc biệt trong trường phái điêu khắc gỗ cứng thường thấy như các pho tượng gỗ Di Lặc, tượng gỗ Quan Công, tượng gỗ Tam Đa, tượng gỗ Quan Âm … mà chúng ta thường thấy nhiều nhất trong các đền chùa hay bàn thờ gia đình hằng ngày. Sự tiếp thu này không khiến chúng ta bị hòa tan mà đây chính là nền tảng cho sự phát triển một phong cách điêu khắc gỗ Việt Nam độc đáo.

Bài viết liên quan

Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ – Bắc Ninh

Gỗ sưa có giá trị như thế nào ?

Tính chất vật lý của gỗ

Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ – Bắc Ninh

Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ – Bắc Ninh

      Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ được làm từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ có tâm với nghề. Những người thợ đi trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ đi sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống. Các sản phẩm là đứa con tinh thần, là niềm đam mê của người thợ nên được chăm chút rất tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết trang trí, trạm khắc.

 

 

 

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km về hướng Đông Bắc, làng gỗ Đồng Kỵ được biết đến với thương hiệu đồ gỗ cao cấp từ lâu đời và nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Những sản phẩm đồ gỗ  tại Đồng Kỵ không chỉ được sản xuất để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn được  xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như kiểu dáng.

Đồng Kỵ vốn được gọi là làng Cời, nghề mộc là nghề truyền thống của người dân nơi đây. Trước năm 1975, dân làng Cời chủ yếu là đi đóng thuê giường, tủ, bàn, ghế…cho các vùng. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi 2 miền Nam Bắc thống nhất, tiếp cận với thị trường miền Nam, người dân làng Cời nhận thấy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại miền Nam rất lớn, sẵn có tay nghề trong tay, rất nhiều người dân Đồng Kỵ đã trở về quê hương, dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp tinh tế và cung cấp đến khắp các tỉnh trong nước đặc biệt là miền Nam.

do-go-lang-nghe-dong-ky

Các sản phẩm được sản xuất chủ yếu bao gồm:

– Tượng gỗ Đồng Kỵ

– Đồ gỗ nội thất cao cấp như: bàn ghế, giường,  tủ , sập, bàn thờ các loại

– Các loại tranh gỗ treo tường như: tranh tứ quý, tranh phong thủy, tranh tứ linh và rất nhiều loại tranh bằng gỗ các loại khác.

– Đồ gỗ trang trí như: đồng hồ cổ, cặp lộc bình cổ, khay nước bằng gỗ, giá ngà, khay trà cổ….

Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được làm từ những đôi bàn tay khéo léo của người thợ có tâm với nghề. Những người thợ trong làng thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ đi sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề  là đứa con tinh thần, là niềm đam mê của người thợ nên được chăm chút tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết trang trí, trạm khắc.

nghe-nhan-lang-nghe-my-nghe-go-dong-ky

Để làm được một sản phẩm tốt thì các nghệ nhân rất chú ý đến việc lựa chọn chất liệu. Chất liệu gỗ làm ra sản phẩm luôn được chú trọng, nguyên liệu gỗ nhập trực tiếp từ Mỹ, Pháp về, đều là gỗ trồng chất lượng cao, được xử lý qua nhiều công đoạn phức tạp nên đảm bảo sản phẩm sử dụng có độ bền tới hàng chục năm mà vẫn như mới.

Với lợi thế như vậy nên các sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề Đồng Kỵ được xuất sang nước ngoài với số lượng ngày càng gia tăng, nhất là ở các thị trường lớn như thị trường Âu, Mỹ. Đây đều là những thị trường có độ khắt khe cao nhưng đồ gỗ Đồng Kỵ với sức mạnh vốn có đã vững vàng tiến xa và nhận được sự tin tưởng, yêu thích của ngay cả những khách hàng khó tính.

tranh-go-lang-nghe-dong-ky

Người ta thường chọn đồ gỗ Đồng Kỵ để bày trí, trang trí nhà cửa, vừa đẹp lại vừa rất bền, vừa sang trọng và rất lịch sự, không cầu kỳ mà rất cuốn hút, cổ điển mà vẫn hiện đại, tạo được sự phá cách, sự đốt phá, khẳng định được đẳng cấp của gia chủ…

Bài viết liên quan:

Gỗ sưa có giá trị như thế nào ?

Gỗ mun và cách phân biệt gỗ mun

Gỗ huyết rồng là gì ?

Gỗ sưa có giá trị như thế nào ?

Tên gỗ Sưa Hải Nam = Dalbergia odorifera = koshinko (tiếng Nhật) = huali T. Chen (tiếng TQ) hay “Jiang Xiang” tên thuốc Đông Y tiếng TQ. Theo cách phân chi và loài, Sưa Việt Nam (Dalbergia Tonkinesis) có họ hàng xa với Sưa Hải Nam. Cây Sưa cũng mọc ở 3 tỉnh khác ở TQ là Quảng Tây, Quảng Châu, Phúc Kiến và có thể chia thành 4 loại khác nhau. Để phân biệt Sưa Hải Nam và Sưa Quảng Châu thì chỉ có cách thử DNA trong phòng thí nghiệm như đã được đăng tải bởi các nghiên cứu của TQ! Vì 4 loại Sưa của TQ có họ hàng gần với nhau và mọc phổ biến nhất trên đảo Hải Nam nên chúng được gọi chung là Sưa Hải Nam. Sự khác biệt giữa Sưa Hải Nam và Sưa Việt Nam có thể đa số dựa vào những điểm chính sau:
1. Theo những nghiên cứu khoa học, Sưa Hải Nam có nồng độ dầu trong gỗ khoảng 3.8%, Sưa Việt Nam khoảng 0.8% và Sưa dây Lào khoảng 0.1%. Như thế, độ thơm tỏa của Sưa Hải Nam khoảng gấp gần 5 lần của Sưa Việt Nam và gấp gần 38 lần Sưa dây.
2. Vì có nồng độ dầu cao, bề mặt của Sưa Hải Nam có một lớp bóng mờ đặc trưng (lân tinh) mà theo các chuyên gia TQ phải va chạm với Sưa Hải Nam một thời gian lâu mới cảm nhận được. Chú ý Sưa Việt Nam cũng có lân tinh trên mặt gỗ!
3. Theo giới buôn gỗ TQ, Sưa Hải Nam thường đa số có vân gọn, “thứ tự” nhưng vân gỗ dài, vằn vện, uốn lượn, liền lạc và sắc nét. Sưa Việt Nam thường đa số có vân “mất trật tự” và thường có khía, gai, đứt đoạn, không nhuyễn, mượt như vân Sưa Hải Nam.
4. Sưa Hải Nam cầm nặng tay hơn và kích thước cũng nhỏ hơn Sưa Việt Nam. Sưa Hải Nam thường có màu xẫm hơn Sưa VN, Sưa VN thường có một màu vàng sang trọng tự nhiên. Sưa dây đường kính thường dưới 15cm và có nhiều mắt, mấu, hay bị bọng, tim.

Hiện nay Sưa Hải Nam được chính phủ TQ cấm khai thác dưới dạng phôi nên hầu hết các pho tượng làm bằng Sưa Hải Nam (1) rất hiếm và (2) được chế tác trên phôi có xuất xứ từ xưa do chủ cất giữ! Giá Sưa Hải Nam 20 năm trước chỉ vào khoảng 2 Tệ/kg ~ 7.000 VNĐ/kg! Nhưng hiện nay giá Sưa Hải Nam, Sưa Việt Nam đã tăng lên trên 1.000 lần và sẽ còn tăng cao trong tương lai! Người viết đã chứng kiến có 1 cửa hàng ở TQ với nhiều pho tượng Sưa Hải Nam to khủng với giá ít nhất 100k USD/pho! Sưa VN như đã nói ở các tập trước bị để riêng một góc để dễ phân biệt và giao lưu! Giá Sưa VN rẻ hơn Sưa Hải Nam khoảng 4-5 lần.

san-pham-go-sua

B. Gỗ sưa có giá trị như thế nào ?

Ngược dòng lịch sử, tên của gỗ Sưa vào thời Minh là “huali/hualu”. Chỉ đến khoảng 100 năm gần đây, “huali/hualu” được đổi thành “huanghuali/huanghualu” do đặc tính gỗ Sưa theo thời gian phản ứng với ánh sáng lên “ten” màu vàng trên mặt gỗ. “Huang” = màu vàng và “huali/hualu” = flowering pear = cây lê/lý trổ hoa, dịch ra tiếng Việt là “Hoàng Hoa lê”.
Tin đồn gỗ Sưa dùng ướp xác, nghiền nhỏ trộn vào thuốc phiện, trùng tu Tử Cấm Thành, vv … thổi phồng hiệu quả thật sự của gỗ Sưa! Có tin đồn TQ thổi giá Sưa lên cao rồi bí mật tuồn gỗ vào VN bán lại (nôm na “chở củi về rừng”) nhưng theo tác giả được biết, TQ vào VN thường đa phần là mua chứ không bán lại, mà nếu có bán chưa chắc thương lái VN mua vì giá cao, nên tin đồn TQ thổi giá Sưa lên để bán lại cho VN có thể không có căn cứ! Nhưng TẠI SAO GỖ SƯA ĐẸP RẤT ĐÁNG CHƠI VÀ HIẾM?

san-pham-go-sua

Tóm lược có những điểm mạnh chính của gỗ Sưa:

a. Tính phong thủy cao: có nghĩa là người sở hữu được nhiều gỗ Sưa sẽ được quý nhân phù hộ, công việc hanh thông, tai qua nạn khỏi. Để chứng minh một cách khoa học thì không thể nên điểm lợi về phong thủy vẫn luôn bí ẩn!
Bàn về phong thủy chắc có lẽ không có cực phẩm nào có sự ảnh hưởng mạnh như Trầm hương, Kỳ nam và sừng tê giác! Nhưng theo nghiên cứu của người viết: Trầm, Kỳ và sừng tê không có thành phần hoá học để chữa “bá bệnh” như đồn thổi! Mặc dù thế, Trầm Kỳ và sừng tê vẫn được sưu tầm ráo riết trong giới thượng lưu để tăng phong thủy và “chữa bệnh”! Điều này cho thấy câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” ảnh hưởng rất mạnh trong tín ngưỡng ở Châu Á!

b. Có thể dùng chữa bệnh: Những nghiên cứu khoa học được đăng tải trên những tạp chí chuyên ngành đáng tin cậy từ năm 1982 đến 2015 phân tích kỹ thành phần hoá học của gỗ Sưa và phát hiện những tố chất có lợi cho cơ thể con người như tóm tắt chi tiết bên dưới.

Bàn “bên lề” về các tạp chí chuyên nghành, khi một bài viết được nộp vào, sẽ có 3 hoặc 4 chuyên gia trong lĩnh vực của bài viết xét duyệt. Nếu một trong những chuyên gia này không đồng ý để bài viết được đăng, bài viết sẽ bị thải. Những chuyên gia này sau quá trình cân nhắc xét duyệt nội dung bài viết, mỗi chuyên gia sẽ viết 1 bản báo cáo nhận xét về bài viết, yêu cầu hiệu chỉnh. Tác giả bài viết sau đó hiệu chỉnh bài viết và nộp vào toà soạn lần 2. Bài viết được gởi cho những chuyên gia nhận xét lần đầu để xét lại (Có trường hợp khi bài viết nộp vào lần 2, toà soạn gởi cho những chuyên gia không xét duyệt ở lần 1 làm tăng độ khó nhận bài!) Sau đó những chuyên gia này ra quyết định cuối cùng nếu bài viết được đăng hay không. Vì qua quá trình xét duyệt gắt gao nên bài viết đăng trên tạp chí chuyên nghành có nội dung chuẩn và đúng. Sự uy tín của một tạp chí có thể được “đo” bằng chỉ số tác dụng (Impact Factor hay IF): IF càng cao thì tạp chí càng uy tín. Ví dụ: IF = 2 có nghĩa là trung bình kết quả/ý tưởng của một bài viết của 1 tạp chí được những bài viết khác đề cập đến ít nhất 2 lần trong năm. IF > 1 đã gọi là khá. Tạp chí nổi tiếng Nature có IF = 30 và rất khó để có bài viết được đăng trên Nature! Điểm yếu của quá trình kiểm tra gắt gao là thông tin của những bài viết khi đã được nhận đăng trên tạp chí chuyên ngành đã bị cũ thường ít nhất 1 năm.

c. Tăng “đẳng cấp” của người sở hữu: Điểm này có thể dựa trên việc các quan lại của TQ ngày xưa khi được Vua khen thưởng thường được ban cho vật dùng bằng gỗ Sưa. Vì thế, nhà nào có Sưa chứng tỏ họ có công lớn với triều đình. Vua chúa ngày xưa cũng được cống nạp gỗ Sưa. Ngày nay, người TQ có thể dựa vào những dấu ấn lịch sử trên mà tin và mua Sưa rất mạnh. Hiện nay giới thượng lưu TQ đổ tiền vào “sưu tầm” cổ vật và Sưa như một cách thể hiện đẳng cấp mặc dù họ chưa chắc hiểu ý nghĩa của những ký tự cổ ghi trên món đồ! Khoảng 20 năm trước các nhà sưu tập cổ vật và Sưa thường “nghèo” hơn bây giờ nhưng thông thái hơn!

d. Đồ cổ bằng Sưa giữ giá rất cao: Các vật dụng bằng gỗ Sưa từ thời Minh được bán đấu giá rất cao, chứng tỏ gỗ Sưa rất được chuộng không những ở Châu Á mà trên toàn thế giới, đẩy giá gỗ Sưa lên cao. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn khoảng dưới 10.000 hiện vật bàn ghế cổ từ đời Minh làm bằng Sưa.

e. Vân và mùi của gỗ Sưa rất sang trọng: vân gỗ Cẩm, Hương, Sưa dây rất giống gỗ Sưa chuẩn nhưng nhìn hơi “dơ”! Điểm này đa số người chơi ngộ nhận, không để ý kỹ mà bỏ lỡ sự vượt trội của vân gỗ Sưa vì Cẩm, Trắc… có vân cũng đẹp vậy! Cần gì chơi Sưa cho đắt tiền!!”
Mùi gỗ Sưa mát lạnh sang trọng thoang thoảng, không đậm như Trầm Hương hay Hoàng Đàn! Nhiều tài liệu nói Sưa có mùi “thoảng hương Trầm” cá nhân thấy không chính xác! Cẩm và Hương có mùi hốc, không thích ngửi nhiều lần. Cảm nhận cá nhân mùi gỗ Sưa trong mát và tinh khiết! Gỗ Sưa đẹp kích thước to rất hiếm nên việc ngộ nhận “Sưa không hiếm” có thể là sai!

san-pham-tu-go-sua

C. Chi tiết

Tính đến tháng 3- 2015, có 103 công trình nghiên cứu về gỗ Sưa được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Con số 103 sẽ dễ dàng tăng lên cho đến cuối 2015 và trong tương lai. Để tìm hiểu một cách khoa học, các công trình nghiên cứu về cấu phần hoá học và ứng dụng của gỗ Sưa được liệt kê ngắn gọn như sau:
1982: Bài nghiên cứu khoa học đầu tiên xuất hiện chứng minh gỗ Sưa chữa được bệnh tim -Tác giả là người TQ.
1985: Trị bệnh máu đông cục, co thắt cơ, hoại tử – Tác giả là người Nhật.
1989: Trị hoại tử – Tác giả là người Mỹ và TQ.
1990: Giúp tráng kiện cơ thể, giúp tiêu hoá – Tác giả là người Mỹ và TQ.
1992: Tiếp theo kết quả nghiên cứu có được từ 1985 – Tác giả là người Nhật.
1993: Quá trình phân chia và dự trữ đạm của cây Sưa được đề cập – Tác giả là người TQ.
1995: 2 nghiên cứu chứng minh Sưa giúp cơ, gân, cốt cử động linh hoạt – Tác giả là người Đài Loan.
1995: Chống ung thư – Tác giả là người Hàn Quốc.
1997: Gỗ Sưa được phân loại – Tác giả là người TQ.
1997: Tìm ra 2 tố chất mới chống ung thư – Tác giả là người Đài Loan. TQ và Đài Loan đã bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN!
1998: Chống dị ứng, lão hoá và hoại tử – Tác giả là người Đài Loan.
2000: Trị lão hoá với nhiều hợp chất mới trong dầu Sưa được phát hiện – Tác giả là người TQ.
2002: Trị tim – Tác giả là người Nhật.
2002: Vài phân loại mới của Sưa được tìm ra – Tác giả là người TQ.
2003: Trị lãng trí – Tác giả là người Anh.
2004: 21 hợp chất trong dầu Sưa được liệt kê. Ứng dụng trị bệnh tim, hoại tử, tăng độ dẻo của gân và chống ung thư – Tác giả là người TQ.
2005: Với 8 bài nghiên cứu về Sưa, đánh dấu mốc cho sự thu mua Sưa của TQ ồ ạt ở VN. 10 hoạt chất trị ung thư của Sưa được phát hiện. Sưa và các thảo dược khác trên bờ cạn kiệt và chính phủ TQ đã phát động duy trì bảo vệ để việc sử dụng Sưa và các dược thảo khác được lâu dài. Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi TQ.
2006: Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi Hàn Quốc. TQ không công bố kết quả nghiên cứu trong 2006.
2007: Trị lão hoá và tim như đã ghi trong sách thuốc của những vị Vua TQ đời trước – Tác giả là người TQ.
2008: Tiêu mỡ, chống ung nhọt, chống hoại tử – Tác giả là người TQ, Hàn Quốc và Miến Điện.
2009: Trị tim, xả stress. Bên cạnh đó, nghiên cứu về cấu phần hóa học của sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện.
2010, 2011, 2012: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện với hiệu quả dùng Sưa tạo lên men, chống lão hoá, khử trùng và trị tim. Cách chiết giống cây Sưa được TQ công bố. Phúc Kiến bắt đầu khai thác và trồng Sưa.
2013, 2014: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa tiếp tục được TQ thi hành ráo riết. Khả năng chống ung thư của Sưa được nghiên cứu sâu hơn, thuốc trị bệnh tim từ Sưa được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Thêm 9 chất gây mùi thơm của Sưa được phát hiện. Giá Sưa lên khá cao mặc dù tình hình Biển Đông khá căng thẳng! Chỉ đến khi TQ rút về gần hết vào gần cuối 2014 thì giá Sưa vẫn tăng nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2011-2013!
2015: Nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây Sưa khi bị nấm xâm phạm được tiến hành.

D. Kết luận

1. Gỗ Sưa có thể dùng trị hiệu quả những chứng bệnh sau: tim, lão hoá, hoại tử, ung thư, nhọt, máu đông cục. Có bằng chứng khoa học Sưa có thể dùng để:
(i) trị đãng trí, trầm cảm, co thắt cơ, bón,
(ii) giúp lưu thông huyết áp bồi bổ cơ thể, tăng độ dẻo của gân cơ và khử trùng,
mặc dù tính hiệu quả chưa được đề cập. Các chức năng trị bệnh khác của gỗ Sưa chưa được chứng minh một cách khoa học và không được đề cập tính đến tháng 3 – 2015.
2. Các nghiên cứu khoa học nêu trên đã được thử nghiệm trên chuột và thỏ trong phòng thí nghiệm với kết quả khả quan. TQ đã cho tiến hành chế biến thuốc trợ tim cho người, dùng các hợp chất của gỗ Sưa từ năm 2013. Việc thuốc này có được phổ biến đại trà và được đón nhận hay không thì chưa ai biết?!
3. Đa phần những nghiên cứu về Sưa được phác thảo và thực hiện bởi TQ, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhật và Miến Điện cũng trợ lực về lĩnh vực này. Việt Nam không có đóng góp nào trên lĩnh vực khoa học về gỗ Sưa!!
4. Sưa được chính thức nghiên cứu một cách khoa học vào năm 1982 và 2005 là năm TQ công bố một cách khoa học với bằng chứng rằng Sưa có thể trị một cách hiệu quả bệnh tim, lão hóa và ung thư.
5. Phúc Kiến đã bắt đầu gieo trồng chiết cành Sưa vào năm 2010.
6. Các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa vẫn đang tiếp tục đăng tải và thông tin hiện có trong bài này chỉ được cập nhật đến tháng 3 – 2015.
7. Ứng dụng của Sưa trong ngành y tế của Ấn Độ và Miến Điện chưa được rõ nét với chỉ 2 trên tổng số 103 nghiên cứu khoa học được đăng tải.
8. Thông tin viết bài này được truy cập như sau:
(i) vào trang “scopus.com”
(ii) đánh vào tên khoa học của gỗ Sưa “Dalbergia odorifera” sẽ thấy 103 bài viết bằng tiếng Anh cùng với thời điểm bài viết được đăng.
9. Qua phân tích và giám sát, thời điểm công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về gỗ Sưa trùng hợp với những cột mốc quan trọng về sự biến đổi (lên giá) trên thị trường gỗ Sưa ở VN.
3 cột mốc thời gian quan trọng rút ra được như sau:
1997: TQ bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN trùng lập với việc TQ, Hàn Quốc và Đài Loan bước đầu phát hiện ra gỗ Sưa có chất trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư.
2005: TQ, Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn của Sưa trong việc trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư với nhiều thành phần chất mới trong dầu gỗ Sưa được phát hiện. Đây cũng là lúc TQ công khai thu mua Sưa ồ ạt và trả giá cao đúng với giá trị thật của gỗ Sưa.
2013: Nhiều bài nghiên cứu về Sưa được công bố. TQ tiếp tục thu mua Sưa với giá cao hơn 2005! Có lẽ thương lái TQ dự đoán được sự căng thẳng ở Biển Đông mà gom Sưa ở VN ồ ạt cho… “chuyến tàu cuối”?!! Giá Sưa ở thời điểm năm 2015 vẫn cao hơn so với 2014 nhưng vì Sưa trở nên khan hiếm: phải mất một khoảng thời gian lâu hơn những năm trước để gom được cùng một lượng Sưa trong 2015, vì thế việc giao lưu trao đổi gỗ Sưa chậm lại chứ không phải vì “Sưa xuống giá”!
Qua những bằng chứng trùng lập của (i) thời điểm TQ, Hàn Quốc và Đài Loan đăng tải kết quả nghiên cứu về gỗ Sưa trị được bệnh nan y như ung thư, lão hoá, bệnh tim trên tạp chí chuyên nghành và (ii) sự biến động (lên giá) của Sưa ở VN, giả thuyết đưa ra trong bài này là có căn cứ và có thể áp dụng để phần nào “dự đoán” thị trường Sưa trong tương lai ở VN. Dĩ nhiên giả thuyết trong bài này khả năng cao chỉ là một trong nhiều giả thuyết có căn cứ về việc TQ thu Sưa ồ ạt! Đến thời điểm viết xong bài này vào tháng 4 – 2015, tác giả chưa tìm ra nguồn của các giả thuyết tin cậy khác!

===========================================

Bài viết liên quan:

Gỗ Sưa và cách phân biệt gỗ sưa.

 

gỗ sưa giá bao nhiêu ?

Cây gỗ Sưa thường mọc ở đảo Hải Nam với tên gọi Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê, đây là chủng Sưa cho chất lượng tốt nhất thế giới.  Miền Bắc Việt Nam có cùng vĩ độ với đảo Hải Nam nên Sưa ở đây vùng này có chất lượng gần tương đương với loài Hoàng Hoa Lê. Ở miền Nam của nước ta cũng có trồng loại cây này như chất lượng không bằng so với trồng ở miền bắc và đảo Hải Nam.

san-pham-go-sua

Với một số loại gỗ đã tuyệt chủng mà chỉ có người Việt mình chơi như Thủy Tùng, Mun Sừng, Ngọc Am đó là cách tích trữ giữ gìn như một món đồ gia bảo an toàn nhất cho mỗi nhà sưu tầm đồ gỗ…

Với Hoàng Đàn, giá thành hiện giờ được đội nên rất cao vì hàng này được ưa chuộng với Trung quốc. Mà thị trường Trung Quốc thì luôn nóng lạnh thất thường, Hoàng Đàn chỉ có giá trị khi nó còn tuyết, mà tuyết thì cũng chỉ khô xác trong vòng mấy tháng. Khi tuyết đã khô thì giá trị của Hoàng Đàn gần như rất thấp. Cũng chính vì lý do này mà Hoàng Đàn phần gốc rễ thường đắt hơn so với thân cành vì lượng tinh dầu cao hơn…Có thể kết luận lại, Hoàng đàn là giống gỗ đã tuyệt chủng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn để tích trữ cho hậu bối…

Vậy gỗ sưa giá bao nhiêu ?

Hiện nay trên thị trường Việt Nam thì gỗ sưa có 3 loại: Sưa tím, Sưa đỏ, Sưa Vàng. Giá Sưa thấp nhất là 1 triệu rưỡi/ 1 kg. Loại trung trung làm được pho tượng nhỏ cỡ 3 triệu rưỡi tới 5 triệu rưỡi 1 kg . Nếu là ván đường kính 30 cm trở lên giá ngoài 30 triệu/ 1 kg nhưng loại này gần như không còn do bị thương lái săn lùng.

san-pham-go-sua

Để nhận biết gỗ Sưa, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :

(i) Nhìn (quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu đẹp như “sắc gỗ sưa” )

san-pham-go-sua

+ Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,

san-pham-go-sua

+ Tom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có tom màu đen.

san-pham-go-sua

(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).
(iii) : Cân : nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai … nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, …

===============================

Bài viết liên quan:

Gỗ Sưa và cách phân biệt gỗ sưa.

 

Gỗ Sưa và cách phân biệt gỗ sưa.

Cây gỗ Sưa thường mọc ở đảo Hải Nam với tên gọi Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê, đây là chủng Sưa cho chất lượng tốt nhất thế giới.  Miền Bắc Việt Nam có cùng vĩ độ với đảo Hải Nam nên Sưa ở đây vùng này có chất lượng gần tương đương với loài Hoàng Hoa Lê. Ở miền Nam của nước ta cũng có trồng loại cây này như chất lượng không bằng so với trồng ở miền bắc và đảo Hải Nam.

san-pham-go-sua

Một loại Sưa đượch nhập từ Lào trong thời gian gần đây còn gọi là Sưa dây. Sưa dây có vân gỗ tương đương, mùi thơm nhẹ nhưng giá thành thì rẻ hơn Sưa Bắc và Nam rất nhiều. Để phân biệt các loại này với nhau thì phải là người thợ chuyên nghiệp mới phát hiện được, ví như vân gỗ, mầu sắc, mùi thơm, thể hiện độ đặc quánh của tinh dầu, ngoài ra dùng lửa để đốt tàn của Sưa thường có mầu trắng sáng điều dễ phân biệt với loại gỗ khác …

san-pham-go-sua

Hoàng Đàn là giống cây đặc chủng của Hữu Lũng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cùng họ vơi Hoàng Đàn còn có Hoàng Đàn Rủ tên thường gọi là Ngọc Am sinh sống ở vùng núi Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Thời gian gần đây thị trường xuất hiện một loại Hoàng Đàn nhái nhập khẩu từ Malaysia mầu sắc nhợt nhạt và giá cũng rẻ hơn Hoàng Đàn chính thống từ Lạng sơn gấp nhiều lần .Quy luật của thị trường, phàm đồ thì cái gì có giá trị ắt sẽ có đồ nhái, đồ mông má: Sưa, Hoàng Đàn cũng vậy.

san-pham-go-sua

Trong tự nhiên, gỗ Cẩm lai và gỗ Hương có mầu sắc và vân gỗ giống Sưa tới 90%. Để phân biệt giữa chúng với nhau người thợ phải dùng mũi … Tinh dầu Sưa được bán trên thị trường rất nhiều Gỗ Hương, Gỗ Cẩm lai, Gỗ Sưa kém chất lượng được tẩm tinh dầu bọc trong ni lông hoặc hộp kính, mở ra thấy thơm phức, làm cho khách mới chơi thiếu kinh nghiệm dễ mê mẩn. Ngoài ra gỗ Cẩm, gỗ Hương còn được trộn vào vòng tay, tràng hạt, gối, chiếu…

chieu-go-sua

Những sản phẩm bằng Sưa này vốn dĩ được cấu tạo với hàng trăm miếng hạt nhỏ đều nhau. Một món đồ với vài chục miếng được chia đều trong đó thì người mua sẽ rất khó mà phân biệt …

Với Hoàng đàn đặc hữu Lạng Sơn giá trị lớn nhất bởi gỗ nhiều tinh dầu tạo ra nhiều tuyết và màu vàng sẫm. Gỗ Hoàng Đàn nhái có màu nhợt nhạt thường được dùng phẩm màu vàng để nhuộm sẫm . Thuốc kích thích ra tuyết dạng lỏng xuất xứ từ Trung Quốc được tẩm ướp để kích thích ra tuyết, lớp tuyết này sẽ mất rất nhanh sau một thời gian ngắn …

Từ hơn chục năm trước, muốn bán được món đồ bằng gỗ Sưa người thợ mộc phải làm giả thành gỗ Gụ thì mới tiêu thụ được. Giống Sưa rất dễ trồng và phát triển tốt. Vì lợi nhuận quá lớn nên ở một số vùng miền núi bà con chặt phá cây khác để thay thế bằng Sưa, có tới cả nghìn Héc ta Sưa được 5 đến 7 năm tuổi đang phát triển tốt, khoảng vài chục năm nữa số cây trưởng thành này cho thu hoạch, hi vọng tới thời điểm đó giá trị của loài gỗ này vẫn còn cao như hiện nay.

Với một số loại gỗ đã tuyệt chủng mà chỉ người Việt mình chơi như Thủy Tùng, Mun Sừng, Ngọc Am đó là cách tích trữ giữ gìn như một món đồ gia bảo an toàn nhất cho mỗi nhà sưu tầm đồ gỗ…

Với Hoàng Đàn, giá thành hiện giờ được đội nên rất cao vì là hàng ưa chuộng với Trung quốc. Mà thị trường Trung Quốc thì luôn nóng lạnh thất thường, Hoàng Đàn chỉ có giá trị khi nó còn tuyết, mà tuyết thì cũng chỉ khô xác trong vòng mấy tháng. Khi tuyết đã khô thì giá trị của Hoàng Đàn gần như rất thấp. Cũng chính vì lý do này mà Hoàng Đàn phần gốc rễ thường đắt hơn so với thân cành vì lượng tinh dầu cao hơn…Có thể kết luận lại, Hoàng đàn là giống gỗ đã tuyệt chủng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn để tích trữ cho hậu bối…

Hiện nay trên thị trường Việt Nam thì gỗ sưa có 3 loại: Sưa tím, Sưa đỏ, Sưa Vàng. Giá Sưa thấp nhất là 1 triệu rưỡi/ 1 kg. Loại trung trung làm được pho tượng nhỏ cỡ 3 triệu rưỡi tới 5 triệu rưỡi 1 kg . Nếu là ván đường kính 30 cm trở lên giá ngoài 30 triệu/ 1 kg nhưng loại này gần như không còn do bị thương lái săn lùng.

san-pham-go-sua

Thực ra để so sánh giữa Sưa Hải Nam, Sưa Bắc và Sưa Miền Nam thì dấu hiệu nhận biết rất mờ nhạt, phải là người sưu tầm chuyên nghiệp mới có thể phân biệt được . Ngay tại thị trường gỗ Trung Quốc với người kinh doanh nếu công khai với khách hàng gỗ Sưa nguồn gốc Việt nam sẽ không tiêu thụ được hàng, cũng chính vì vậy có vụ kiện nổi đình đám về 1 vị khách kiện một doanh nghiệp lớn ở Bắc Kinh vì bộ bàn ghế bà ta mua giá hơn chục tỷ thay vì Sưa Hải Nam như Công ty thông báo là Sưa nguồn gốc Việt… Điều đó để thấy rõ, ngay với người tiêu dùng Trung Quốc họ còn khó phân định được  huống hồ là người chơi Việt… 98% Sưa ở thị trường Việt là xuất sang Trung Quốc.

Sưa Hải Nam được biết đến với giá trị siêu việt của nó, vậy nên cơ may lọt về Việt Nam một Tác phẩm vào tay ai đó để rồi nhờ họ tìm ra sự khác biệt giữa chúng với nhau rồi có câu trả lời thật là khó …
Thời gian gần đây…Một loại cây dạng thân leo như cây Nho, cây Hoa giấy, cây Nhót mọc ở rừng nước Lào. Dân khai thác thấy nó có vân và mầu sắc mùi vị hao hao giống Sưa thì gán cho cái tên Sưa dây. Thực ra trong tất cả chi họ nhà Sưa chả có họ hàng nào là thân leo cả. Để phân biệt chúng với Sưa chính thống quá dễ dàng vì sự khác biệt rất lớn. Sưa dây Lào đường kính đa phần là 4 tới 5 cm khúc to tới 10 cm là hiếm lắm rồi . Mầu của Sưa Tím giống mầu Táo Tầu, Sưa dây mầu tím thâm đặc trưng giống gỗ Cẩm nhiều hơn. Mùi hương thì nhạt mà khác hoàn toàn với Sưa chính thống. Cũng chính vì vậy giá của Sưa dây chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn Trắc đôi chút …

Để nhận biết gỗ Sưa, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :

(i) Nhìn (quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu đẹp như “sắc gỗ sưa” )

san-pham-go-sua

+ Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,

san-pham-go-sua

+ Tom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có tom màu đen.

san-pham-go-sua

(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).
(iii) : Cân : nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai … nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, …

(Một bài viết khác về Sưa của bác Khoa giảng viên đại học bên Úc)

Giả thuyết:

Sự biến động của giá Sưa ở Việt Nam(VN) trùng hợp với thời điểm đăng tải các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa trên các tạp chí chuyên nghành.

Mục đích của bài viết:
(1) Chứng minh giả thuyết đưa ra ở trên là có căn cứ.
(2) Tóm tắt ứng dụng y học của gỗ Sưa dựa theo những kết quả nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Từ đó, những cột mốc thời gian quan trọng như 1997, 2005, 2013 được rút ra và thực tế cho thấy trùng lặp với sự biến đổi (lên giá) của thị trường gỗ Sưa ở VN.
(3) Sự khác nhau giữa Sưa Hải Nam (Dalbergia odorifera), Sưa Việt Nam (Dalbergia tonkinesis) và những tác dụng chính của gỗ Sưa được trình bày ngắn gọn.
(4) Xoá tan bầu không khí huyền bí về gỗ Sưa mà trong nhiều thập kỷ qua tin tức liên quan đến Sưa thường được gắn liền với “tin đồn”, “giai thoại”… mà không được tiếp cận một cách khoa học và khách quan.

A. Sơ lược

Tên gỗ Sưa Hải Nam = Dalbergia odorifera = koshinko (tiếng Nhật) = huali T. Chen (tiếng TQ) hay “Jiang Xiang” tên thuốc Đông Y tiếng TQ. Theo cách phân chi và loài, Sưa Việt Nam (Dalbergia Tonkinesis) có họ hàng xa với Sưa Hải Nam. Cây Sưa cũng mọc ở 3 tỉnh khác ở TQ là Quảng Tây, Quảng Châu, Phúc Kiến và có thể chia thành 4 loại khác nhau. Để phân biệt Sưa Hải Nam và Sưa Quảng Châu thì chỉ có cách thử DNA trong phòng thí nghiệm như đã được đăng tải bởi các nghiên cứu của TQ! Vì 4 loại Sưa của TQ có họ hàng gần với nhau và mọc phổ biến nhất trên đảo Hải Nam nên chúng được gọi chung là Sưa Hải Nam. Sự khác biệt giữa Sưa Hải Nam và Sưa Việt Nam có thể đa số dựa vào những điểm chính sau:
1. Theo những nghiên cứu khoa học, Sưa Hải Nam có nồng độ dầu trong gỗ khoảng 3.8%, Sưa Việt Nam khoảng 0.8% và Sưa dây Lào khoảng 0.1%. Như thế, độ thơm tỏa của Sưa Hải Nam khoảng gấp gần 5 lần của Sưa Việt Nam và gấp gần 38 lần Sưa dây.
2. Vì có nồng độ dầu cao, bề mặt của Sưa Hải Nam có một lớp bóng mờ đặc trưng (lân tinh) mà theo các chuyên gia TQ phải va chạm với Sưa Hải Nam một thời gian lâu mới cảm nhận được. Chú ý Sưa Việt Nam cũng có lân tinh trên mặt gỗ!
3. Theo giới buôn gỗ TQ, Sưa Hải Nam thường đa số có vân gọn, “thứ tự” nhưng vân gỗ dài, vằn vện, uốn lượn, liền lạc và sắc nét. Sưa Việt Nam thường đa số có vân “mất trật tự” và thường có khía, gai, đứt đoạn, không nhuyễn, mượt như vân Sưa Hải Nam.
4. Sưa Hải Nam cầm nặng tay hơn và kích thước cũng nhỏ hơn Sưa Việt Nam. Sưa Hải Nam thường có màu xẫm hơn Sưa VN, Sưa VN thường có một màu vàng sang trọng tự nhiên. Sưa dây đường kính thường dưới 15cm và có nhiều mắt, mấu, hay bị bọng, tim.

Hiện nay Sưa Hải Nam được chính phủ TQ cấm khai thác dưới dạng phôi nên hầu hết các pho tượng làm bằng Sưa Hải Nam (1) rất hiếm và (2) được chế tác trên phôi có xuất xứ từ xưa do chủ cất giữ! Giá Sưa Hải Nam 20 năm trước chỉ vào khoảng 2 Tệ/kg ~ 7.000 VNĐ/kg! Nhưng hiện nay giá Sưa Hải Nam, Sưa Việt Nam đã tăng lên trên 1.000 lần và sẽ còn tăng cao trong tương lai! Người viết đã chứng kiến có 1 cửa hàng ở TQ với nhiều pho tượng Sưa Hải Nam to khủng với giá ít nhất 100k USD/pho! Sưa VN như đã nói ở các tập trước bị để riêng một góc để dễ phân biệt và giao lưu! Giá Sưa VN rẻ hơn Sưa Hải Nam khoảng 4-5 lần.

B. TẠI SAO Sưa ĐẸP đáng sưu tầm?

Ngược dòng lịch sử, tên của gỗ Sưa vào thời Minh là “huali/hualu”. Chỉ đến khoảng 100 năm gần đây, “huali/hualu” được đổi thành “huanghuali/huanghualu” do đặc tính gỗ Sưa theo thời gian phản ứng với ánh sáng lên “ten” màu vàng trên mặt gỗ. “Huang” = màu vàng và “huali/hualu” = flowering pear = cây lê/lý trổ hoa, dịch ra tiếng Việt là “Hoàng Hoa lê”.
Tin đồn gỗ Sưa dùng ướp xác, nghiền nhỏ trộn vào thuốc phiện, trùng tu Tử Cấm Thành, vv … thổi phồng hiệu quả thật sự của gỗ Sưa! Có tin đồn TQ thổi giá Sưa lên cao rồi bí mật tuồn gỗ vào VN bán lại (nôm na “chở củi về rừng”) nhưng theo tác giả được biết, TQ vào VN thường đa phần là mua chứ không bán lại, mà nếu có bán chưa chắc thương lái VN mua vì giá cao, nên tin đồn TQ thổi giá Sưa lên để bán lại cho VN có thể không có căn cứ! Nhưng TẠI SAO GỖ SƯA ĐẸP RẤT ĐÁNG CHƠI VÀ HIẾM?

Tóm lược có những điểm mạnh chính của gỗ Sưa:

a. Tính phong thủy cao: có nghĩa là người sở hữu được nhiều gỗ Sưa sẽ được quý nhân phù hộ, công việc hanh thông, tai qua nạn khỏi. Để chứng minh một cách khoa học thì không thể nên điểm lợi về phong thủy vẫn luôn bí ẩn!
Bàn về phong thủy chắc có lẽ không có cực phẩm nào có sự ảnh hưởng mạnh như Trầm hương, Kỳ nam và sừng tê giác! Nhưng theo nghiên cứu của người viết: Trầm, Kỳ và sừng tê không có thành phần hoá học để chữa “bá bệnh” như đồn thổi! Mặc dù thế, Trầm Kỳ và sừng tê vẫn được sưu tầm ráo riết trong giới thượng lưu để tăng phong thủy và “chữa bệnh”! Điều này cho thấy câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” ảnh hưởng rất mạnh trong tín ngưỡng ở Châu Á!

b. Có thể dùng chữa bệnh: Những nghiên cứu khoa học được đăng tải trên những tạp chí chuyên ngành đáng tin cậy từ năm 1982 đến 2015 phân tích kỹ thành phần hoá học của gỗ Sưa và phát hiện những tố chất có lợi cho cơ thể con người như tóm tắt chi tiết bên dưới.

Bàn “bên lề” về các tạp chí chuyên nghành, khi một bài viết được nộp vào, sẽ có 3 hoặc 4 chuyên gia trong lĩnh vực của bài viết xét duyệt. Nếu một trong những chuyên gia này không đồng ý để bài viết được đăng, bài viết sẽ bị thải. Những chuyên gia này sau quá trình cân nhắc xét duyệt nội dung bài viết, mỗi chuyên gia sẽ viết 1 bản báo cáo nhận xét về bài viết, yêu cầu hiệu chỉnh. Tác giả bài viết sau đó hiệu chỉnh bài viết và nộp vào toà soạn lần 2. Bài viết được gởi cho những chuyên gia nhận xét lần đầu để xét lại (Có trường hợp khi bài viết nộp vào lần 2, toà soạn gởi cho những chuyên gia không xét duyệt ở lần 1 làm tăng độ khó nhận bài!) Sau đó những chuyên gia này ra quyết định cuối cùng nếu bài viết được đăng hay không. Vì qua quá trình xét duyệt gắt gao nên bài viết đăng trên tạp chí chuyên nghành có nội dung chuẩn và đúng. Sự uy tín của một tạp chí có thể được “đo” bằng chỉ số tác dụng (Impact Factor hay IF): IF càng cao thì tạp chí càng uy tín. Ví dụ: IF = 2 có nghĩa là trung bình kết quả/ý tưởng của một bài viết của 1 tạp chí được những bài viết khác đề cập đến ít nhất 2 lần trong năm. IF > 1 đã gọi là khá. Tạp chí nổi tiếng Nature có IF = 30 và rất khó để có bài viết được đăng trên Nature! Điểm yếu của quá trình kiểm tra gắt gao là thông tin của những bài viết khi đã được nhận đăng trên tạp chí chuyên ngành đã bị cũ thường ít nhất 1 năm.

c. Tăng “đẳng cấp” của người sở hữu: Điểm này có thể dựa trên việc các quan lại của TQ ngày xưa khi được Vua khen thưởng thường được ban cho vật dùng bằng gỗ Sưa. Vì thế, nhà nào có Sưa chứng tỏ họ có công lớn với triều đình. Vua chúa ngày xưa cũng được cống nạp gỗ Sưa. Ngày nay, người TQ có thể dựa vào những dấu ấn lịch sử trên mà tin và mua Sưa rất mạnh. Hiện nay giới thượng lưu TQ đổ tiền vào “sưu tầm” cổ vật và Sưa như một cách thể hiện đẳng cấp mặc dù họ chưa chắc hiểu ý nghĩa của những ký tự cổ ghi trên món đồ! Khoảng 20 năm trước các nhà sưu tập cổ vật và Sưa thường “nghèo” hơn bây giờ nhưng thông thái hơn!

d. Đồ cổ bằng Sưa giữ giá rất cao: Các vật dụng bằng gỗ Sưa từ thời Minh được bán đấu giá rất cao, chứng tỏ gỗ Sưa rất được chuộng không những ở Châu Á mà trên toàn thế giới, đẩy giá gỗ Sưa lên cao. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn khoảng dưới 10.000 hiện vật bàn ghế cổ từ đời Minh làm bằng Sưa.

 

e. Vân và mùi của gỗ Sưa rất sang trọng: vân gỗ Cẩm, Hương, Sưa dây rất giống gỗ Sưa chuẩn nhưng nhìn hơi “dơ”! Điểm này đa số người chơi ngộ nhận, không để ý kỹ mà bỏ lỡ sự vượt trội của vân gỗ Sưa vì Cẩm, Trắc… có vân cũng đẹp vậy! Cần gì chơi Sưa cho đắt tiền!!”
Mùi gỗ Sưa mát lạnh sang trọng thoang thoảng, không đậm như Trầm Hương hay Hoàng Đàn! Nhiều tài liệu nói Sưa có mùi “thoảng hương Trầm” cá nhân thấy không chính xác! Cẩm và Hương có mùi hốc, không thích ngửi nhiều lần. Cảm nhận cá nhân mùi gỗ Sưa trong mát và tinh khiết! Gỗ Sưa đẹp kích thước to rất hiếm nên việc ngộ nhận “Sưa không hiếm” có thể là sai!

C. Chi tiết

Tính đến tháng 3- 2015, có 103 công trình nghiên cứu về gỗ Sưa được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Con số 103 sẽ dễ dàng tăng lên cho đến cuối 2015 và trong tương lai. Để tìm hiểu một cách khoa học, các công trình nghiên cứu về cấu phần hoá học và ứng dụng của gỗ Sưa được liệt kê ngắn gọn như sau:
1982: Bài nghiên cứu khoa học đầu tiên xuất hiện chứng minh gỗ Sưa chữa được bệnh tim -Tác giả là người TQ.
1985: Trị bệnh máu đông cục, co thắt cơ, hoại tử – Tác giả là người Nhật.
1989: Trị hoại tử – Tác giả là người Mỹ và TQ.
1990: Giúp tráng kiện cơ thể, giúp tiêu hoá – Tác giả là người Mỹ và TQ.
1992: Tiếp theo kết quả nghiên cứu có được từ 1985 – Tác giả là người Nhật.
1993: Quá trình phân chia và dự trữ đạm của cây Sưa được đề cập – Tác giả là người TQ.
1995: 2 nghiên cứu chứng minh Sưa giúp cơ, gân, cốt cử động linh hoạt – Tác giả là người Đài Loan.
1995: Chống ung thư – Tác giả là người Hàn Quốc.
1997: Gỗ Sưa được phân loại – Tác giả là người TQ.
1997: Tìm ra 2 tố chất mới chống ung thư – Tác giả là người Đài Loan. TQ và Đài Loan đã bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN!
1998: Chống dị ứng, lão hoá và hoại tử – Tác giả là người Đài Loan.
2000: Trị lão hoá với nhiều hợp chất mới trong dầu Sưa được phát hiện – Tác giả là người TQ.
2002: Trị tim – Tác giả là người Nhật.
2002: Vài phân loại mới của Sưa được tìm ra – Tác giả là người TQ.
2003: Trị lãng trí – Tác giả là người Anh.
2004: 21 hợp chất trong dầu Sưa được liệt kê. Ứng dụng trị bệnh tim, hoại tử, tăng độ dẻo của gân và chống ung thư – Tác giả là người TQ.
2005: Với 8 bài nghiên cứu về Sưa, đánh dấu mốc cho sự thu mua Sưa của TQ ồ ạt ở VN. 10 hoạt chất trị ung thư của Sưa được phát hiện. Sưa và các thảo dược khác trên bờ cạn kiệt và chính phủ TQ đã phát động duy trì bảo vệ để việc sử dụng Sưa và các dược thảo khác được lâu dài. Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi TQ.
2006: Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi Hàn Quốc. TQ không công bố kết quả nghiên cứu trong 2006.
2007: Trị lão hoá và tim như đã ghi trong sách thuốc của những vị Vua TQ đời trước – Tác giả là người TQ.
2008: Tiêu mỡ, chống ung nhọt, chống hoại tử – Tác giả là người TQ, Hàn Quốc và Miến Điện.
2009: Trị tim, xả stress. Bên cạnh đó, nghiên cứu về cấu phần hóa học của sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện.
2010, 2011, 2012: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện với hiệu quả dùng Sưa tạo lên men, chống lão hoá, khử trùng và trị tim. Cách chiết giống cây Sưa được TQ công bố. Phúc Kiến bắt đầu khai thác và trồng Sưa.
2013, 2014: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa tiếp tục được TQ thi hành ráo riết. Khả năng chống ung thư của Sưa được nghiên cứu sâu hơn, thuốc trị bệnh tim từ Sưa được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Thêm 9 chất gây mùi thơm của Sưa được phát hiện. Giá Sưa lên khá cao mặc dù tình hình Biển Đông khá căng thẳng! Chỉ đến khi TQ rút về gần hết vào gần cuối 2014 thì giá Sưa vẫn tăng nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2011-2013!
2015: Nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây Sưa khi bị nấm xâm phạm được tiến hành.

D. Kết luận

1. Gỗ Sưa có thể dùng trị hiệu quả những chứng bệnh sau: tim, lão hoá, hoại tử, ung thư, nhọt, máu đông cục. Có bằng chứng khoa học Sưa có thể dùng để:
(i) trị đãng trí, trầm cảm, co thắt cơ, bón,
(ii) giúp lưu thông huyết áp bồi bổ cơ thể, tăng độ dẻo của gân cơ và khử trùng,
mặc dù tính hiệu quả chưa được đề cập. Các chức năng trị bệnh khác của gỗ Sưa chưa được chứng minh một cách khoa học và không được đề cập tính đến tháng 3 – 2015.
2. Các nghiên cứu khoa học nêu trên đã được thử nghiệm trên chuột và thỏ trong phòng thí nghiệm với kết quả khả quan. TQ đã cho tiến hành chế biến thuốc trợ tim cho người, dùng các hợp chất của gỗ Sưa từ năm 2013. Việc thuốc này có được phổ biến đại trà và được đón nhận hay không thì chưa ai biết?!
3. Đa phần những nghiên cứu về Sưa được phác thảo và thực hiện bởi TQ, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhật và Miến Điện cũng trợ lực về lĩnh vực này. Việt Nam không có đóng góp nào trên lĩnh vực khoa học về gỗ Sưa!!
4. Sưa được chính thức nghiên cứu một cách khoa học vào năm 1982 và 2005 là năm TQ công bố một cách khoa học với bằng chứng rằng Sưa có thể trị một cách hiệu quả bệnh tim, lão hóa và ung thư.
5. Phúc Kiến đã bắt đầu gieo trồng chiết cành Sưa vào năm 2010.
6. Các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa vẫn đang tiếp tục đăng tải và thông tin hiện có trong bài này chỉ được cập nhật đến tháng 3 – 2015.
7. Ứng dụng của Sưa trong ngành y tế của Ấn Độ và Miến Điện chưa được rõ nét với chỉ 2 trên tổng số 103 nghiên cứu khoa học được đăng tải.
8. Thông tin viết bài này được truy cập như sau:
(i) vào trang “scopus.com”
(ii) đánh vào tên khoa học của gỗ Sưa “Dalbergia odorifera” sẽ thấy 103 bài viết bằng tiếng Anh cùng với thời điểm bài viết được đăng.
9. Qua phân tích và giám sát, thời điểm công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về gỗ Sưa trùng hợp với những cột mốc quan trọng về sự biến đổi (lên giá) trên thị trường gỗ Sưa ở VN.
3 cột mốc thời gian quan trọng rút ra được như sau:
1997: TQ bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN trùng lập với việc TQ, Hàn Quốc và Đài Loan bước đầu phát hiện ra gỗ Sưa có chất trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư.
2005: TQ, Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn của Sưa trong việc trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư với nhiều thành phần chất mới trong dầu gỗ Sưa được phát hiện. Đây cũng là lúc TQ công khai thu mua Sưa ồ ạt và trả giá cao đúng với giá trị thật của gỗ Sưa.
2013: Nhiều bài nghiên cứu về Sưa được công bố. TQ tiếp tục thu mua Sưa với giá cao hơn 2005! Có lẽ thương lái TQ dự đoán được sự căng thẳng ở Biển Đông mà gom Sưa ở VN ồ ạt cho… “chuyến tàu cuối”?!! Giá Sưa ở thời điểm năm 2015 vẫn cao hơn so với 2014 nhưng vì Sưa trở nên khan hiếm: phải mất một khoảng thời gian lâu hơn những năm trước để gom được cùng một lượng Sưa trong 2015, vì thế việc giao lưu trao đổi gỗ Sưa chậm lại chứ không phải vì “Sưa xuống giá”!
Qua những bằng chứng trùng lập của (i) thời điểm TQ, Hàn Quốc và Đài Loan đăng tải kết quả nghiên cứu về gỗ Sưa trị được bệnh nan y như ung thư, lão hoá, bệnh tim trên tạp chí chuyên nghành và (ii) sự biến động (lên giá) của Sưa ở VN, giả thuyết đưa ra trong bài này là có căn cứ và có thể áp dụng để phần nào “dự đoán” thị trường Sưa trong tương lai ở VN. Dĩ nhiên giả thuyết trong bài này khả năng cao chỉ là một trong nhiều giả thuyết có căn cứ về việc TQ thu Sưa ồ ạt! Đến thời điểm viết xong bài này vào tháng 4 – 2015, tác giả chưa tìm ra nguồn của các giả thuyết tin cậy khác!

Bài viết liên quan:

Gỗ sưa có giá trị như thế nào ?

gỗ sưa giá bao nhiêu ?

Kinh doanh với cây Xà Cừ – Vốn ít, lợi nhiều

Kinh doanh với cây Xà Cừ – Vốn ít, lợi nhiều

Theo chân các anh cán bộ khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi tìm đến những hộ đã trồng xà cừ trước đây để tìm hiểu về cây trồng này.

Gặp bà Nguyễn Thị Lộc (thôn 3, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa), bà vui vẻ cho hay: “Tôi đã trồng 4 cây xà cách đây khoảng 12 năm nhằm làm cây che bóng, nhưng đến nay người ta lại hỏi mua với giá trung bình 8 triệu đồng/cây, nhưng tôi chưa bán. Tính ra bán hết 4 cây này cũng được 32 triệu đồng – quả là số tiền không nhỏ”.

Hộ ông Nguyễn Kiến (thôn Xuân Phổ Đông, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa) trồng 100 cây xà cừ trên 2.000 m2 đất vườn cách đây khoảng 6 năm và kết hợp trồng xen cỏ dưới tán cây. Cách đây hơn 1 năm ông Kiến lại trồng xen vào các cây sao đen, dó bầu. Trước mắt chúng tôi là mô hình vườn cây 3 tầng trông thật đẹp mắt. Một thú vị nữa là ông lại dùng cỏ trồng xen dưới tán cây để kết hợp nuôi khoảng 30 con dê Bách Thảo.

Học tập theo mô hình của ông Kiến, anh Nguyễn Đức Vương – 30 tuổi (cháu của ông Kiến, ở cùng thôn Xuân Phổ Đông) đã mạnh dạn trồng 250 cây xà cừ trên mảnh vườn của mình và trồng xen xung quanh bờ rào. Anh Vương cũng không quên trồng xen cỏ để nuôi 4 con bò.

Anh Nguyễn Tấn Dũng ở thị trấn Mộ Đức (huyện Mộ Đức) đã đưa xà cừ lên trồng trên gò đồi xã Đức Tân gần 1 ha. Xà cừ của anh giờ đã được 6 năm tuổi, chiều cao đoạn thân chính dưới cành khoảng 5m, đường kính trung bình 15cm.

cay-xa-cu

Ông Ngô Hữu Hạ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi cho biết: Thị trường tiêu thụ gỗ xà cừ ngày càng rộng mở. Hiện nay đã có nhiều xưởng chế biến gỗ và nơi gia công hàng mỹ nghệ mua gỗ xà cừ để làm mặt hàng thủ công mỹ nghệ như tạc tượng, làm bàn ghế xuất khẩu đồng thời gỗ xà cừ còn được dùng trong xây dựng. Được sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh, năm 2007 Trung tâm đã đầu tư mô hình trồng mới 12.700 cây xà cừ tại 6 huyện đồng bằng và 4 huyện miền núi (Minh Long, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng), tỉ lệ sống trên 95%, hiện đang sinh trưởng phát triển tốt. Dự kiến sau 12-15 năm trồng xà cừ có thể đạt 0,4 – 0,5 m3/ cây, với giá cả hiện nay 4.500.000- 5.000.000 đ/m3, bình quân trị giá 2,2 – 3 triệu đồng/cây.

Kỹ sư Vũ Văn Sáu – Phó phòng kỹ thuật nông lâm nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quảng Ngãi, cho biết: Xà cừ có tên khoa học là Khaya senegalensis A.fuss, có thể trồng được trên mọi loại đất khác nhau, nhưng phù hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ. Để rừng trồng xà cừ có hiệu quả nên chọn vùng có tầng đất dày và độ dốc <150 trên đất đồi có pha sỏi cơm. Chúng có thể sống và sinh trưởng được trên đất đồi gò có độ cao trên 100 m và các loại đất khác.

Cây con được gieo ươm từ hạt, nuôi dưỡng trong túi bầu từ 7-8 tháng, có chiều cao từ 25-35cm, đường kính từ 2,5-3,5mm, cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn. Trồng xà cừ với mật độ 625 cây/ha, theo cự ly cây cách cây 4 m, hàng cách hàng 4m. Sau khi phát dọn thực bì tiến hành làm đất cục bộ theo hố. Làm sạch cỏ quanh điểm bố trí cây trồng có đường kính 1m. Hố đào có kích thước từ 40 x 40 x 40cm, cuốc hố trước khi trồng ít nhất 10 ngày.

Bón phân: Bón lót 0,1 kg NPK/hố, ngoài ra có thể bón phân lân vi sinh 0,4kg/hố. Lấp hố: Trộn phân đều trong đất và lấp đất kín hố trước khi trồng 5-7 ngày. Tốt nhất là trồng vào đầu vụ mưa vào tháng 9-10.

Kỹ thuật trồng cây: Dùng cuốc, cuốc 1 lỗ nhỏ giữa hố lớn hơn bầu cây. Bóc bỏ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn miệng hố từ 5-10 cm, đối với đất dốc để giữ ẩm lấp đất kín mặt bầu ém chặt từ ngoài vào trong, tránh làm vỡ bầu. Khi trồng xong dùng que tre có chiều dài từ 40-50cm, đường kính 4-6mm cắm sâu vào đất từ 15-20cm cách gốc 5-7cm, cột nhẹ thân cây vào que để ổn định cây trồng hạn chế gió lay gốc, nghiêng ngả.

Hàng năm chăm sóc 2 lần vào tháng 2-3 và 8-9 theo các nội dung: Phát sạch thực bì cỏ dại có trên toàn diện tích. Dẫy sạch cỏ dại xung quanh và tém đất vào gốc cây có đường kính 0,8-1,0m. Cần rong tỉa cành nhánh từ mặt đất đến độ cao từ 1/3-1/2 thân cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng về chiều cao và đoạn gỗ dưới cành được dài hơn ít nhất là 6m nâng cao năng suất rừng trồng.

Bón phân thúc: Bón phân NPK liều lượng 100g –200g/gốc/ năm. Bón liền 2 năm đầu sau trồng vào tháng 2 và tháng 7, khi đất đủ ẩm.

Phòng trừ sâu bệnh: Đối với xà cừ 3 năm đầu sau trồng cần chú ý phòng trừ sâu đục thân. Lúc cây còn nhỏ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh thường xuyên. Khi cây đã lớn hàng năm vào tháng 2 và tháng 8 phun hoặc tưới thuốc quanh gốc cây để tiêu diệt ấu trùng, các loại thuốc cần dùng như là: Monitor, Star, Trebon…

Xà cừ là cây trồng chịu được khô hạn, có khả năng giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường sinh thái quanh vùng. Có thể tận dụng những mảnh đất nhỏ, hàng rào quanh vườn, viền ranh nương rẫy nhằm tăng thu nhập, vươn lên làm giàu, tạo vẻ đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái.

HẢI YẾN

nguồn: báo  nongngiep