Author Archives: admin

Gỗ Hương Nam Phi và cách nhận biết

Gỗ Hương Nam Phi hiện rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam do thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng từ điểm này, nhiều cơ sở tự ý gán mác gỗ cao cấp, gỗ xịn để đánh lừa người mua hàng. Vậy thế nào là gỗ hương Nam Phi, cách nhận biết như thế nào? Thư Viện Gỗ sẽ giúp bạn  trả lời những câu hỏi này, phần nào giúp bạn kiến thử để mua đúng loại gỗ hương.


Nếu có ai đó gọi gỗ hương Nam Phi là gỗ đỏ thì bạn cũng không lấy làm lạ bởi đó là tên gọi khác của loại gỗ này. Sở dĩ thế bởi chúng có màu sắc đỏ hơn nhiều so với dòng gỗ hương ở Việt Nam. Một phần là do đặc tính khí hậu đặc trưng của vùng đất, mặt khác là do tuổi của cây gỗ mang lại.

 

Gỗ Hương Nam Phi và cách nhận biết

Cùng thuộc một giống cây, tuy nhiên gỗ hương Nam Phi có màu sắc đỏ thẫm hơn so với những loại gỗ hương tới từ  những vùng đất khác. Đặc biệt, với màu sắc khác biệt khiến người xem cảm thấy hài lòng rằng chúng sẽ cho ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp và đắt giá. Để ý những lớp cắt của cây gỗ hương Nam Phi sẽ thấy màu sắc rất đều màu, đường vân gỗ cũng có màu sắc đậm hơn, cảm giác cây gỗ rất chắc và bền. Tuy nhiên vân gỗ không được đẹp và bắt mắt bằng loại gỗ hương được trồng ở Việt Nam.

Go huong do nam phi

Đặc điểm nổi bật của Gỗ Hương Nam Phi đó là sắc đỏ thẩm và mùi của nó nổi bật hơn so với các loại gỗ khác. Mặc dù cùng dòng gỗ hương nhưng gỗ ở vùng đất nắng nóng, khô cằn nhưng gỗ hương Nam Phi có mùi thơm đậm hơn môt chút, không dịu nhẹ thoang thoảng như gỗ hương trồng ở nơi khác. Nếu ngửi sát có thể cảm nhận được mùi thơm hơi nồng và độ bắt giữ mùi thơm rất dai. Đây cũng là một trong những đặc điểm được nhiều người ưa thích khi mua loại gỗ này.

Ban-ghe-go-huong-nam-phi

 

Gỗ Hương Nam Phi ứng dụng sản xuất những sản phẩm đắt tiền, có quy mô và giá trị nghệ thuật lớn. Bề mặt những đồ dùng được làm từ gỗ hương Nam Phi có màu sắc sáng, rắn chắc nên không cần sự tác động thẩm mỹ nhiều của màu đánh bóng. Nhiều người sành chơi còn muốn giữ nguyên nét đẹp tự nhiên của gỗ bằng cách để thô sản phẩm. Tuy vậy nhưng gỗ hương này vẫn cho ra những sản phẩm rất đẹp và bền, không bị hư hại hay mối mọt.

Bài biết liên quan

Gỗ Hương Nam Phi giá bao nhiêu ?

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ DONGYANG

5 điều nhất định phải biết trước khi mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ

5 điều nhất định phải biết trước khi mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ

Tượng gỗ Đạt Ma bắt nguồn từ hình ảnh Đạt Ma sư tổ của nước Nam Thiên Trúc – Ấn Độ. Theo truyền thuyết, Ngài là hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, có một lần Ngài bàn về chữ Tâm cùng với Bát Nhã Đa La – Vị tổ thứ 27 của nhà Phật. Sau đó, Bát Nhã Đa La là khuyên rằng “ Hoàng tử đối với chư pháp thông đạt, vậy hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời. Sau nhiều năm tu hành, Ngài ngộ ra Phật Pháp và đi khắp nơi truyền đạo, cứu giúp chúng sinh nên được Bát Nhã Đa La chọn làm người thừa kế – trở thành vị tổ thứ 28 của nhà Phật.

Trong phong thủy, Tượng gỗ Đạt Ma sư tổ chính là hiện thân của vị thần bảo hộ tốt nhất. Tượng Bồ Đề Đạt Ma được xem là vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà ma và bảo vệ gia đình. Mặc khác, tượng Đạt Ma bằng gỗ còn mang đến nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà, hỗ trợ gia đình gặp nhiều may mắn và phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ. Tham khảo ngay bài viết 5 điều nhất định phải biết trước khi mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ để chọn được pho tượng gỗ Đạt Ma đẹp và ưng ý nhất.

Chọn tượng gỗ Đạt Ma sư tổ theo thần thái tượng

Trong nghệ thuật điêu khắc tượng, để tạo được một pho tượng gỗ Đạt Ma sư tổ đẹp không chỉ đòi hỏi đường nét trạm khắc đẹp mà còn phải khắc ra được “cái hồn” của tượng. Hình ảnh chung của Đạt Ma sư tổ là một ông già với bộ râu dài xồm xoàng, đi chân trần, khoác áo choàng và tay cầm thiền trượng.

Có thể nói, nét đặc trưng của pho tượng này chính là thần thái dữ dằn với khuôn mặt nghiêm nghị và đôi mắt trợn ngược của Ngài. Người ta quan niệm rằng, thần thái của Ngài càng dữ dằn thì khả năng trừ tà, trấn trạch càng cao. Do đó, khi chọn mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ nên chọn tượng có hình dáng mạnh mẽ với thần thái dữ tợn để đạt hiệu quả phong thủy tốt nhất.

Chọn tượng gỗ Đạt Ma sư tổ theo chất liệu gỗ

Bên cạnh việc lựa chọn tượng gỗ Đạt Ma theo thần thái Ngài thì tiêu chí chất liệu gỗ là không thể bỏ qua. Ngày nay, trong xu thế thú chơi tượng gỗ ngày càng phát triển, chất liệu gỗ được dùng để điêu khắc tượng gỗ phong thủy ngày càng phong phú. Nhiều loại gỗ quý được dùng để điêu khắc tượng gỗ Đạt Ma sư tổ như: Gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ nu,… Trong đó, tượng Đạt Ma gỗ hương được nhiều người ưa chuộng hơn cả.

Gỗ hương là một loại gỗ quý thuộc nhóm I trong danh sách gỗ quý hiếm của Việt Nam. Đặc tính nổi bật của gỗ hương chính là sự bền chắc, khả năng chịu được mối mọt cao, thớ gỗ mịn dễ dàng điêu khắc lên đường nét tượng. Thêm vào đó, tượng Đạt Ma sư tổ bằng gỗ hương có màu sắc vô cùng bắt mắt cùng mùi hương nhẹ thoang thoảng hấp dẫn nhiều người. Nếu người mua muốn chọn một pho tượng gỗ Đạt Ma bền đẹp, chất lượng trong khi điều kiện kinh tế có hạn thì tượng gỗ hương chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Chọn tượng gỗ Đạt Ma sư tổ theo dáng tượng

Nếu đã đáp ứng được tiêu chí thần thái và chất liệu thì tiêu chí quan trọng thứ 3 chính là hình dáng tượng. Cũng như tượng gỗ Di Lặc, tượng gỗ Quan Âm hay nhiều tượng gỗ phong thủy khác, tượng gỗ Đạt Ma sư tổ cũng được điêu khắc dưới nhiều hình dáng khác nhau.

Tượng gỗ Đạt Ma sư tổ khất thực: Mẫu tượng gỗ Đạt Ma đẹp này được điêu khắc với dáng Ngài đứng hoặc ngồi, trên tay cầm chiếc bát của nhà Phật. Hình ảnh này được điêu khắc nên từ giáo lý “Khuất thực” để tu tâm của Phật giáo.

 

Tượng gỗ Đạt Ma sư tổ với 1 chiếc giày: Hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma trong chiếc áo choàng thô sơ, trên vai gánh 1 chiếc giày được thể hiện vô cùng sinh động và chân thực. Khởi nguyên của hình ảnh này chính là câu chuyện của ông Tấn Công đời nhà Đường. Tích rằng, 3 tháng sau khi Ngài viên tịch, ông Tấn Công gặp Ngài đang quải 1 chiếc giày trên vai. Ông hỏi Ngài đi đâu, thì Ngài bảo là đi về phía Tây.

Tượng gỗ Đạt Ma sư tổ quá hải: Hình ảnh này được điêu khắc nên từ tích truyện Bồ Đề Đạt Ma gặp vua Lương Vũ Đế. Sau khi nhận thấy mình và vua không có duyên Ngài đã từ giã ra đi. Ngài đem một nhành cỏ bỏ xuống dòng sông và đứng trên đó nhẹ nhàng lướt qua sông ra đi.

Tượng gỗ Đạt Ma thế võ: Tương truyền rằng, trong thời gian Đạt Ma sư tổ tu hành tại chùa Thiếu Lâm tự Ngài đã sáng lập nên thế võ vô cùng độc đáo. Từ đó, hình ảnh Đạt Ma thế võ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cùng tinh thần lẫm liệt được điêu khắc sinh động và được nhiều người ưa chuộng.

Chọn tượng gỗ Đạt Ma sư tổ theo ý nghĩa tượng

Ý nghĩa đặt tượng Đạt Ma sư tổ trong nhà chính là mang đến hiệu quả trấn trạch và bảo vệ gia đình. Tuy nhiên, mỗi hình dáng tượng sẽ mang ý nghĩa riêng biệt. Do đó, trước khi chọn mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ nên tìm hiểu ý nghĩa của mỗi dáng tượng để chọn được pho tượng phù hợp nhất.

– Ý nghĩa của tượng Đạt Ma thế võ: Trong tất cả các dáng tượng Đạt Ma thì Đạt Ma thế võ mang ý nghĩa trấn trạch mạnh mẽ nhất. Tượng gỗ Đạt Ma sư tổ trong tư thế chiến đấu thể hiện tinh thần sức mạnh và ý chí đánh bại kẻ xấu. Trưng bày tượng Đạt Ma thế võ trong nhà không chỉ giúp gia chủ ngăn chặn khí xấu, trấn trạch hiệu quả mà còn thể hiện sự uy nghiêm và phong độ của gia chủ.

 

– Ý nghĩa của tượng Đạt Ma với 1 chiếc giày: Hình ảnh Đạt Ma với 1 chiếc giày chính là lời nhắc nhở con người cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si. Bởi lẽ, chỉ khi nào loại bỏ được những ham muốn đó thì con người mới có thể sống tích cực và tốt đẹp hơn.

– Ý nghĩa của tượng Đạt Ma khất thực: Khất thực chính là một truyền thống tốt đẹp của Phật giáo để giúp các nhà tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quà. Do đó, tượng gỗ Đạt Ma sư tổ khất thực chính là biểu tượng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định trong cuộc sống.

– Ý nghĩa của tượng Đạt Ma quá hải: Hình ảnh Đạt Ma quá hải thể hiện sự kiên định trong ý chí cùng tính giác ngộ cao. Trưng bày tượng gỗ Đạt Ma sư tổ quá hải trong nhà chính là lời nhắc nhở tốt đẹp đến các thành viên trong gia đình. Trong cuộc sống, con người cần giữ vững ý chí kiên định cùng tinh thần phấn đấu kiên cường để có thể vượt qua mọi khó khăn và vươn lên thành công.

 

Như vậy, tùy vào sở thích của mình mà gia chủ có thể chọn mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ phù hợp nhất.

Chọn mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ tại cửa hàng uy tín

Bên cạnh việc lựa chọn tượng gỗ sư tổ Đạt Ma theo yếu tố thần thái, hình dáng, chất liệu, ý nghĩa tượng thì việc chọn cửa hàng uy tín là vô cùng cần thiết. Như trên đã nói, hiện nay tượng gỗ Đạt Ma sư tổ được điêu khắc từ nhiều loại gỗ khác nhau. Theo đó, nhiều cơ sở điêu khắc gỗ giả, gỗ kém chất lượng cũng “mọc” lên khắp nơi. Vì vậy, việc lựa chọn cửa hàng điêu khắc và cung cấp tượng gỗ Đạt Ma uy tín là yếu tố quan trọng nhất.

Tại những cửa hàng uy tín, người mua sẽ tìm được những pho tượng Đạt Ma với chất liệu gỗ quý đẹp và chất lượng. Ngoài ra, với đội ngũ thợ điêu khắc nhiều năm kinh nghiệm, tượng gỗ Đạt Ma sư tổ ở đây cũng được điêu khắc đẹp cả bề ngoài lẫn thần thái tượng. Hơn thế nữa, tại những cửa hàng này, gia chủ còn được hỗ trợ tư vấn những kiến thức hay về phong thủy để có thể trưng bày tượng Đạt Ma bằng gỗ đạt hiệu quả phong thủy tốt nhất.

 

Trên đây là 5 điều nhất định phải biết trước khi mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ. Đặc biệt, khi đặt tượng Đạt Ma sư tổ trong nhà nên chú ý đặt đúng chuẩn phong thủy để đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất. Đặt tượng quay mặt ra hướng cửa chính hoặc hướng có ảnh hưởng xấu để ngăn chặn khí xấu vào nhà; Đặt tượng trên bàn làm việc giúp gia chủ tăng cường sức mạnh và ngăn chặn kẻ tiểu nhân hãm hại; Không nên đặt tượng dưới nền nhà, phòng vệ sinh, phòng bếp, phòng ngủ,… Nếu gia chủ có ý định mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ để trưng bày trong nhà thì đừng bỏ qua 5 điều nhất định phải biết trước khi mua tượng gỗ Đạt Ma sư tổ để chọn được pho tượng Đạt Ma ưng ý nhất nhé.

 

Bài viết liên quan:
Tượng gỗ Quan Thế Âm Bồ Tát – Ý nghĩa và cách bài trí

BUBINGA là gỗ gì ?

Tên thông dụng: Bubinga, Kevazingo

Tên khoa học: Guibourtia spp. (G. demeusei, G. pellegriniana, G. tessmannii)

Phân bố: Châu Phi

Cây Kích thước: cao 130-150 ft (40-45 m) ,  đường kính thân cây 3-6 ft (1-2 m)

 

Màu sắc / Ngoại hình: Cây gỗ cứng có màu đỏ hồng đến màu nâu sẫm với sọc sậm màu tím hoặc đen. Sapwood (giác gỗ) là một màu rơm nhạt và được phân cách rõ ràng với lõi của gỗ  . Bubinga thường thấy với nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm: pommele, flamed, thác nước, chăn, đốm, vv

Bubinga-la-go-gi

 

 

 

Gỗ sưa có giá trị như thế nào ?

Tìm hiểu về gỗ Đàn Hương

Gỗ đàn hương (đàn hương trắng – Santalum album L.) là món quà từ vương quốc thực vật ban tặng cho con người, gắn liền với văn hóa và truyền thống Ấn Độ. Đây là một trong những loài cây quý giá nhất thế giới. Sự phân bố tự do của cây đàn hương trải rộng từ 30 độ Bắc tới 40 độ Nam, từ Indonesia ở phía Đông tới Đảo Juan Ferrnandex (Chile) ở phía Tây và từ Archipelago ở Hawaii phía Bắc tới New zealand ở phía Nam. Đây là một loài cây ký sinh tầm trung, phát triển rộng rãi ở Ấn Độ.

Tìm hiểu về gỗ Đàn Hương

Sự phân bố tập trung nhiều hơn ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Karnataka, Tamil Nadu và Kerala. Với hơn 5000 năm lịch sử, Ấn Độ là nước đứng đầu trong sản xuất tinh dầu đàn hương dành cho nước hoa và dược phẩm. Tinh dầu và gỗ đàn hương được thừa nhận chất lượng từ 3 đạo giáo lớn nhất trên thế giới: Đạo Hindu, Đạo Phật và Đạo Hồi. Theo Vamana Purana, phần gỗ đàn hương được khuyến khích dùng để thờ Thần Shiva. Thần Lakshmi được tin rằng đã cư trú trong một cây đàn hương (Brahma Vaivarta Purana). Người Ai Cập cổ đã nhập gỗ đàn hương về để dùng làm thuốc, ướp xác hoặc dùng đốt lễ tế thần.

Có một phong tục bắt buộc trong cộng đồng người Hindu, đó là đặt một miếng gỗ đàn hương lên giàn thiêu. Một miếng gỗ được sơn màu be được đặt trên trán và một số bộ phận khác trên cơ thể , đặc biệt là cho tín đồ của Thần Krishna (Vaishnavites) và lễ tắm thần.

Tìm hiểu về gỗ Đàn Hương

Gỗ đàn hương thông thường được biết đến với tên Gỗ đàn hương Đông Ấn và dầu của chúng là dầu đàn hường Đông Ấn. Tâm gỗ đáng giá bởi mùi hương của nó. Phần sáp gỗ và các phần khác của cây không có mùi. Phần tâm gỗ này còn được dùng làm nguyên liệu cho các điêu khắc tinh xảo. Nhu cầu về các bức tượng điêu khắc các vị thần và các nhân vật thần thoại rất cao. Ngoài ra đàn hương còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác ví dụ như các loại hộp, hộp nữ trang, lược, khung tranh, quạt tay, khay đựng bút, hộp card, …Tòa nhà lập pháp Vidhana Soudha của bang Karnataka ở Bengalor có một tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh xảo từ gỗ đàn hương, đó là cánh cửa dẫn đến phòng Nội Các.

Gỗ đàn hương rất thiêng liêng và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và là một thành phần quan trọng trong ‘HOMA’ (havana), một từ tiếng Phạn có nghĩa là bất kỳ nghi lễ nào trong đó cúng dường vào lửa thánh hiến là hoạt động chính. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, gỗ đàn hương được đốt khi cầu nguyện và thiền định. Dát gỗ màu trắng và màu vàng, không có mùi thơm, được sử dụng làm dụng cụ tiện đồ và làm que nhang.

Posts posts

Gỗ Đàn Hương và giá trị kinh tế

Gỗ Đàn Hương và giá trị kinh tế

Cây gỗ đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Vậy kinh doanh với việc trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.

Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:

1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album

b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất

c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% – 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu

d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém không quá 15%

f. Mục đích sử dụng của gỗ đàn hương trắng:

+ Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dùng trong ngành xe hơi cao cấp, máy bay, chiết xuất tinh dầu

+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Rác gỗ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao

+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác

2. Cây đàn hương đỏ

a. Tên khoa học: Pterocarpus santalinus

b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.

c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%

d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém có thể lên đến 30% – 40%

f. Mục đích sử dụng của gỗ đàn hương đỏ

+ Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Để nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 65 USD / 1 kg

+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Khoảng 25 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Tóm lại gỗ đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo TS. Vũ Văn Thoại -Viện nghiên cứu cây đàn hương

Bài viết liên quan:
Tìm hiểu về gỗ Đàn Hương

Thủy Tùng Là Gỗ Gì ? Tại Sao Gỗ Thủy Tùng Lại Đắt Như Vây ?

Cây thủy tùng, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn gọi là thông nước. Cây thủy tùng thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào diện cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Được biết, một khúc gỗ thủy tùng dài 1m, đường kính 80cm đã có giá khoảng 250 triệu đồng; vậy cây thủy tùng có gì quý mà lại đắt như vậy?

Go-thuy-tung-và-cách-nhan-biet

Chiều 15/10, xã hội xôn xao sự việc nhóm thanh niên 7 người đột nhập khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) cưa trộm 8m cây thủy tùng.

Được biết, một khúc gỗ dài 1m, đường kính 80cm đã có giá khoảng 250 triệu. Vậy cây thủy tùng có gì quý mà lại đắt như vậy?

Cây thủy tùng, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn gọi là thông nước. Cây thủy tùng thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào diện cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, thủy tùng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk gồm xã Ea Ral, huyện Ea H’leo 140 cây, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 21 cây và 1 cây tại thị xã Buôn Hồ.

Gỗ thủy tùng là loại gỗ tốt, có mùi thơm, thớ mịn, và không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh. Gỗ thủy tùng dễ gia công, xốp và nhẹ nên được dùng làm mũ, nút chai và phích, phao cứu sinh…

 

Gỗ thủy tùng tồn tại trong thị trường gồm hai dạng: thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau.

Gỗ thủy tùng xanh nằm dưới bùn đất, môi trường ẩm đã khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen tự nhiên vô cùng đẹp mắt. Thủy tùng xanh thường nằm sâu dưới lòng đất Tây Nguyên, hoặc thậm chí dưới lòng hồ thủy điện nên rất khó khai thác.

Gỗ thủy tùng đỏ là loại sống trong môi trường khô ráo. Tùng đỏ có màu đỏ, nâu sẫm. Vân của tùng đỏ thường nhỏ và thỉnh thoảng điểm những đốm sẫm màu trên thân của khối gỗ.

Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành lục bình, một số ít là tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của những sản phẩm từ thủy tùng đỏ tương đối cao, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Theo phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình.

Cành lá và nón chín còn được dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven hồ ao để giữ đất, chống xói lở.

(Theo VTC News)

Bài viết liên quan:

Cây Thủy Tùng 500 tuổi bị đốn hạ trong đêm.

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

MFC, MDF và HDF là 3 loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Cùng tìm hiểu 3 loại gỗ này để giúp bạn có được những thông tin hữu ích khi mua sắm đồ nội thất cho gia đình, văn phòng của mình.
Với người tiêu dùng bình thường, khi lựa chọn một sản phẩm nội thất, thường chỉ quan tâm đến chất liệu gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Tuy nhiên chỉ xét riêng về gỗ công nghiệp đã có rất nhiều loại với những đặc tính khác nhau, độ bền khác nhau, giá thành sản xuất khác nhau…

Gỗ công nghiệp MFC
MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là Ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine. Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…

Sau khi thu hoạch gỗ về, người ta sẽ băm nhỏ các cây gỗ này thành các dăm gỗ và kết hợp với các công đoạn nhe keo, ép để tạo độ dày cho miếng gỗ mà không phải sử dụng gỗ vụn hay tạp chất như nhiều người lầm tưởng. Để bề mặt sáng bóng và có nét đẹp riêng, người ta tráng lên trên bề mặt một lớp Melamine để bảo vệ chống trầy xước, chống thấm nước. Đọc thêm: MFC là gì?

Bề mặt Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard) có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm)

MFC là loại gỗ có ứng dụng cực kỳ rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất với hơn 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng hiện nay sử dụng gỗ MFC làm nguyên liệu. Nguyên nhân của sự ưa chuộng này là bởi:

– Giá cả loại gỗ này rất hợp lý.

– Màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú. Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ hay các màu vân gỗ hiện đại…

Gỗ MFC có hai loại là MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như tủ bếp, vách ngăn vệ sinh, nhà tắm… thì nên sử dụng loại MFC có khả năng chống ẩm để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm. Đương nhiên loại gỗ MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn.

Với gỗ MFC, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

Gỗ công nghiệp MDF
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây.. cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra, lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa… Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.

Hiện nay quy trình sản xuất MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt, mỗi dạng có những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ mà các nhà sản xuất lựa chọn một quy trình hợp lý nhất.

Có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

– MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).

– MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.

– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều

– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng Veneer.

Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard. Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau:

Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Với quy trình sản xuất hiện đại như vậy ván ép HDF có rất nhiều ưu điểm:

– Có khả năng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

– Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

– HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

– Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất

– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

– Độ cứng cao.

Du Sam

Du sam hay du sam đá vôi, ngô tùng, thông dầu, tô hạp đá vôi, mạy kinh  là loài cây bản địa của Đài Loan và nam Trung Quốc. Cây du sam đá vôi cũng phân bố tại Việt Nam.

Du sam được xếp vào nhóm thực vật nguy cấp cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

du-sam-da-voi

Loài cây này phân bố ở khu vực đồi núi và các thung lũng có độ cao 200 m đến 1.000 m. Cây có thể cao đến 40 m – 50 m. Lá kim, dài 2-6,4 cm và rộng 3,6-4,2 mm.

du-sam-da-voi
Gỗ du sam thớ mịn, màu vàng nhạt và có hương thơm đặc trưng dùng làm đồ mỹ nghệ, nội thất, xây dựng

Tại Việt Nam được xếp vào nhóm 1

Bằng Lăng Cườm

Cây Bằng Lăng có lẽ ai cũng biết bởi màu hoa tím thân thương của nó. Nhưng ở Tây Nguyên còn có loài Băng Lăng Cườm rất lạ và độc đáo.
Bằng lăng cườm hay còn gọi là bằng lăng ổi  vốn là loại danh mộc thuộc nhóm I của Việt nam, khác với các anh em bằng lăng khác, vốn chỉ thuộc nhóm III, Bằng lăng cườm có gỗ đẹp, hoa văn uốn lượn như mây, thậm chí thớ gỗ hơi lấp lánh khi có ánh sáng chiếu trực diện.


Cây phát triển rất chậm, lá nhỏ và hoa rất đẹp với nhiều màu từ tím hồng cho tới trắng hồng, hình dạng giống với hoa Tường vy  hơn là hoa các loài bằng lăng khác.

cay-bang-lang-oi
Bằng lăng cườm được phân bố chủ yếu ở Campuchia, Lào, Thailand và Việt Nam.
Cũng như các loài bằng lăng khác, nếu sống ở miền Bắc, hoa sẽ nở vào mùa cuối xuân- đầu hạ, mùa thu lá chuyển màu sang đông lá sẽ rụng hết. Trong khi ở miền nam, cây xanh tốt quanh năm và có hoa vào mùa mưa.
Bằng lăng cườm hiện nay ở Việt nam còn rất ít, không những vì gỗ quí hiếm, mà còn vì vẻ đẹp của hoa, ngay cả những gốc cây bị dị tật còn sót lại của chúng cũng bị đào xới mang về nuôi để làm cây cảnh.


Gốc Bằng lăng cườm thậm chí còn được dùng để ghép mắt hoa Tường vy vốn cùng họ, nhưng lá nhỏ và hoa nhỏ hơn để làm cây cảnh.

Đặc tính và lợi ích của gỗ cao su

GỖ CAO SU VIỆT NAM

Gỗ cao su là nguyên liệu được khai thác 100% từ cây cao su, một trong những cây trồng có giá trị kinh tếcao của nước ta. Cây cao su được du nhập từ châu Mỹ từ nhiều năm trước, cây cao su đã và đang giúp nước ta khai thác hiệu quả kinh tế từ mủ cao su và thân cao su. Không chỉ phục vụ cho ngành công nghiệp lấy mủ cao su mà ngày nay cây cao su còn góp phần cung cấp gỗ chất lượng cao cho ngành công nghiệp gỗ.

Cây cao su ở độ tuổi trên 40 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA GỖ CAO SU

Gỗ cao su thường có màu vàng nhạt, giác lõi không phân biệt, vòng sinh trưởng rõ ràng. Độ ẩm của gỗ cao su mới chặt hạ nằm trong khoảng từ 70% đến 80% và có sự khác biệt giữa các cấp tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn. Khối lượng thể tích cơ bản gỗ cao su 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là 1,66. Gỗ cao su có ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2 và ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2. Dễ gia công chế biến, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu.

Cây cao su thuộc dòng heverea là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt với điều kiện về địa lý và khí hậu ở Việt Nam. Trữ lượng gỗ cao su ở tuổi 35 với lượng gỗ thương phẩm trên một ha là lớn nhất.

Gỗ cao su với các đặc điểm cấu tạo như bạch vè, u bướu, vết trích nhựa, và nhất là số lượng mắt trên một mét chiều dài là rất nhiều khoảng từ 4 đến 10 mắt. Gỗ cao su chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm là tốt nhất.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG GỖ CAO SU

Có một tính năng của gỗ cao su đã khiến nó là một nguyên liệu rất quan trọng trong thế giới ngày nay. Gỗ cao su là gỗ được xem là đứng nhất về mặt sinh thái “thân thiện” được sử dụng trong ngành công nghiệp đồ nội thất ngày nay. Sau khi đời sống kinh tế của cây cao su (trung bình là 26-30 năm) sản lượng mủ cao su trở nên cực kỳ thấp và các chủ đồn điền sau đó sẽ thay thế cây cao su già và trồng cây mới. Vì vậy, không giống như các loại gỗ khác được cắt giảm cho mục đích duy nhất của sản xuất đồ nội thất, cây cao su chỉ được sử dụng sau khi nó hoàn thành chu kỳ cho mủ và chết. Do đó gỗ này là thân thiện môi trường theo nghĩa là chúng tôi đang sử dụng những gì còn lại của một chu kỳ kinh tế khác nhằm chống lãng phí.

Ngoài ra, gỗ cao su được đánh giá cao bởi có thớ gỗ dày, ít co rút, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Qua nhiều quy trình tẩm sấy gỗ cao su rất chắc và có khả năng chống mối, mọt, vì là gỗ tự nhiên nên hoàn toàn không sợ nước hoặc độ ẩm cao. Với những công ty chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng và xây dựng thiên nhiên thêm tươi và xanh hơn.

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng gỗ cao su không những mang lại giá trị kinh tế mà còn rất thân thiện môi trường.