Author Archives: admin

Gỗ mun và cách phân biệt gỗ mun

Gỗ Mun là loài đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể có tại Lào. Tại Việt Nam, đã phát hiện mun tại Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Khánh Hòa (các xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây thuộc Cam Ranh).

Các loại gỗ mun: Gỗ Mun thường có Mun Sừng, Mun Sọc (Mun Hoa)

  • Gỗ mun sừng

Gỗ mun sừng là Chia của cải đặc hữu của vùng núi rừng tỉnh Khánh hòa.

go-mun-sung-01

Gỗ mun sừng ban đầu có màu vàng xanh khaki sau để lâu gỗ sẽ xuống màu đều thành màu đen như màu đen của sừng, ngoài ra nếu để lâu dần theo thời gan bạn sẽ thấy các tom gỗ và vân gỗ dần mất đi để lại một màu đen trơn rất huyền bí. Đó cũng chính là điểm thu hút nhất của loại gỗ này. một đặc điểm mà người đời truyền tay nhau khi nhận biết gỗ mun đó là khi vạc phôi ra gỗ coa màu xanh khaki và rất nặng, chất gỗ cứng và đanh khi gõ và kim loại nge tiếng chan chát chứ không bụp bụi như loại gỗ khác.

Gỗ Mun Sừng có lang trắng . Lang này được hình thành từ lúc cây còn nhỏ thường lộn vào giữa thân Gỗ . Trong điêu khắc nếu tình cờ do may hoặc vô tình đặt được điểm lang trắng vào toàn bộ khuân mặt pho tượng thì những pho tượng này có khi đắt gấp vài lần pho tượng thông thường.

Ưu điểm của gỗ mun sừng là màu đen, thớ gỗ mịn, đánh bóng lên rất đẹp khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc chế tác các sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp.

Nhược điểm của Mun là rất hay nứt chân chim khi thời tiết nóng, lạnh hay  hanh khô cũng bởi vậy loại gỗ này khá kén chọn cho những vùng địa lý khắc nhiệt.

Gỗ mun sọc

Mun sọc loại gỗ quý hiếm, thuộc nhóm một, cùng nhóm với các loại sưa, trắc, hoàng đàn.

vo-go-dien-thoai-go-mun-soc

Mun Sọc thường có màu xanh đen xen kẻ những sọc trắng, chất lượng rất tốt với độ bền cơ học cao, khả năng chống mối mọt tự nhiên, gỗ có đặc tính rất nặng và sớ mịn, đanh cứng…

Tại Việt Nam Gỗ Mun Sọc thường phân bố từ bắc bình thuận vào khánh hòa.


Một thời gian tìm hiểu về gỗ mun thì tìm ra được một số bài biết và cách nhận biết về gỗ mun của anh Khoa trong diễn đàn oto . Thư Viện Gỗ xin chia sẻ để mọi người có thể hiểu về loài gỗ này và phân biệt với những dòng gỗ khác.

Mun sọc(còn gọi là mun hoa) ngoài màu đen còn có các vân màu sáng chạy dọc theo chiều đứng thân gỗ. Tuy Mun sọc rẻ hơn Mun sừng nhưng nó có vân khá đẹp và chất gỗ dẻo hơn. Một loại gỗ khác có tên Nhọ Nồi cũng có ngoại hình rất giống Mun sừng, sau đây là cách phân biệt 2 loại gỗ đó

Trong bài này, em trình kết quả thẩm định gỗ Mun sừng và gỗ Nhọ nồi. Theo ý kiến cá nhân, đã chơi gỗ quý, việc thẩm định loại gỗ rất quan trọng và là điều tối cần thiết để nâng kiến thức về gỗ. Nếu không có giá trị thẩm định thì cũng phải có chút kiến thức về cách nhận biết tổng quát. Một số các bài viết, theo ý kiến cá nhân, có dạng “cưỡi ngựa xem hoa”, có nghĩa là không có kết quả thẩm định, đồng thời “bàn” về gỗ qua mạng ảo không có “chứng”, cho nên giá trị học hỏi rất thấp và không đáng tin cậy.

Em có đọc các bài viết về mun sừng hiện nay thì tìm ra 2 bài viết có giá trị: (1) bài viết mang tính cách “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng có giá trị tổng quát và là một trong những bài đầu tiên được viết về loại gỗ này.

Theo trao đổi với nhiều thợ chuyên làm Mun sừng, gỗ Mun sừng có 2 loại chính:

(1) Loại mun sừng để lâu đen bóng như sừng.

(2) Loại mun sừng để lâu đen bóng như sừng, nhưng đồng thời có chút vân xanh.

Gỗ mun sừng có tom rất nhỏ và hầu như khó phát hiện tom. Từ “sừng” ở đây chỉ độ bóng TỰ NHIÊN của gỗ, lên nước nhìn như sừng. Vì gỗ màu đen/xanh đen, cộng với độ bóng tự nhiên theo thời gian, vì thế có tên “Mun sừng”. Nếu dịch nôm na thì “Mun sừng” là gỗ “Sừng đen”. Nếu lấy cây đục gõ vào thân gỗ Mun sừng nghe chan chát như đụng vào sắt thép cho thấy được độ cứng của loại gỗ này. Có 1 loại nữa cũng gây nhầm lẫn là gỗ Nhọ nồi. Loại này vạt ra nó (1) đen chứ không xanh khaki như Mun sừng và (2) không quánh lại mà nhìn mủn mủn, xốp xốp. Nhọ nồi làm hàng gỗ mỹ nghệ rất xấu vì gỗ không cho độ bóng tự nhiên khi để lâu mặc dù chất gỗ cũng đen nhưng mủn, rời rạc, bả bả, như “nhọ nồi”, do đó thành tên gọi. Ngoài ra còn có gỗ “mét/méc” loại này lớn như thổi, thân to, nạc thịt, nhưng lõi thì ôi thôi… “be bé” nhìn xong thì “tạm biệt nhé mùa thu”…

Theo thợ thì trên thị trường hiện nay, Mun sừng loại (2) có khá nhiều người thích vì nó có chút vân xanh đen. Loại (1) nếu để trong góc nhà có khách vào mà không rành về gỗ, họ tưởng là nhựa đen! Ngoài ra Mun sừng còn có cái tên cúng cơm “trìu mến” là “than đá” vì tuy Mun sừng rất cứng nhưng lại giòn như than đá nên rất khó chế tác. Đặc trưng tiêu biểu là những pho chim hoa, giàn mướp… làm từ Mun sừng đòi hỏi trình độ, lòng kiên nhẫn và bản lĩnh của thợ rất cao. Tản mạn lạc đề, bàn về chủ đề chim hoa, cá nhân em thấy hoa hồng/phù dung được đa số thợ thể hiện “tang quát” có nghĩa là cánh hoa “nở rất rộng”. Thoạt nhìn vào thì trầm trồ, nhưng vì cánh hoa mở rộng sẽ giảm độ khó. Do đó, cánh hoa càng khép kín và mỏng chừng nào, độ khó càng tăng lên chừng đó! Điều này đúng cho các loại gỗ khác, nhưng đối với Mun sừng thì độ khó sẽ vượt bậc!

Vấn đề Mun sừng ngâm nước cũng có nổi lên gây tranh cãi chứng tỏ mặc dù Mun sừng rất được ưa chuộng và quen thuộc trong giới mỹ nghệ VN, thông tin khách quan và khoa học về gỗ Mun sừng vẫn còn chưa rõ ràng và hạn chế. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm “nhìn là biết liền” mang tính chủ quan cao… Vì thế, em trình kết quả ngâm vào nước mùn của 2 loại Mun sừng và Nhọ nồi để tiện so sánh theo dõi một cách khách quan. Đi xa hơn nữa, mùn của 3 loại gỗ được ngâm trong rượu nếp để có thể giám sát phản ứng và học hỏi thêm về đặc tính của các loại gỗ này.

Sau khi chà lấy mùn, mùi sáp của Mun sừng rất rất nhẹ đến không mùi, gỗ có màu xanh khaki khi mới nhám xong cho cả 2 loại gỗ, đây là màu đặc trưng của Mun sừng. Nhọ nồi nhám xong có chút ánh trắng, tom như mũi kim, thớ gỗ nhìn xảm. Kết quả thí nghiệm được trình bày bên dưới.

phan-biet-go-munMun sừng ngâm nước

Sau 5 phút:

Mun xanh có mùn khó quyện vào nước hơn mun đen. Trên thành chén của Mun xanh thường có nhiều mùn chưa quyện hết vào nước.

phan-biet-go-mun

Sau 30 phút:

Cả 2 loại cho nước trong.

phan-biet-go-mun

Sau 24h:

Nước chuyển sang màu vàng lợt. Điều này có thể lý giải vì Mun sừng cho độ bóng tự nhiên chứng tỏ gỗ có sáp (wax) phản ứng với nước. Chất sáp này là yếu tố làm cho gỗ Mun sừng có độ bóng tự nhiên rất đẹp. Nước vẫn trong nhưng có màu vàng của sáp chứ không phải màu vàng xanh như mùn gỗ Hương. Điểm đặc biệt đáng chú ý là trên thành chén có màu nâu đỏ cho 2 loại gỗ Mun sừng, rất đặc trưng, dễ nhận biết.

phan-biet-go-mun

Mun sừng ngâm rượu:

Sau 5 phút:

Cả 2 loại gỗ quyện vào rượu rất nhanh.

phan-biet-go-mun

Sau 30 phút: tinh dầu/sáp phản ứng gần hết với rượu. Nước vẫn trong.

phan-biet-go-mun

Sau 24h: tinh dầu phản ứng hết với rượu, cho nước trong veo, mùn của Mun sừng chìm xuống đáy chén.

Gỗ Nhọ nồi cho vào nước: (nước bên trái, rượu bên phải)

Sau 5 phút: nước cho màu nâu, nhìn thoáng thì giống như Mun sừng ngâm nước nên sau 5 phút không thể kết luận có phải là Mun sừng hay không?

Sau 30 phút: màu nước chuyển nâu đỏ lợt

phan-biet-go-mun

Sau 2h: màu nước không đổi nhưng xuất hiện màu nâu đỏ trên thành chén.

phan-biet-go-mun

Sau 24h: không đổi so với 120 phút đầu

Gỗ Nhọ nồi cho vào rượu:

phan-biet-go-mun

phan-biet-go-mun

Sau 5 phút: cho màu nâu đặc trưng trên thành chén! Dung dịch có màu xanh lợt như gỗ Hương ngâm nước, nhưng lợt hơn nhiều. Vì Nhọ nồi không có độ bóng tự nhiên, nên tinh dầu trong gỗ là không đáng kể và có thể kết luận rằng màu của dung dịch là màu phản ứng của mùn gỗ Nhọ nồi với rượu. Chú ý là mùn của gỗ Nhọ nồi thử rượu cho màu và phản ứng rất khác biệt với Mun sừng. Do đó, đây là cách nhận biết tốt gỗ Nhọ nồi để… tránh!

 

Sau 30 phút: màu rượu chuyển nâu đỏ lợt! Mùn gỗ đã ngừng sủi bọt cho nên sau 30 phút có thể dùng kết quả thử rượu để thẩm định loại gỗ.

Sau 2h: không đổi so với 30 phút đầu

Sau 24h: không đổi so với 120 phút đầu

Bảng bên dưới tóm tắt quá trình thử nghiệm của 3 loại gỗ.

Ngâm nước

Loại gỗ/ 30 phút /120 phút/ 24h

Mun sừng đen Nước trong, mùn chìm hết xuống đáy Nước trong, có chút ánh khaki mùn chìm hết xuống đáy Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ

Mun sừng xanh Nước trong, mùn nổi trên mặt và bám vào thành chén nước trong, có chút ánh khaki, mùn nổi trên mặt và bám vào thành chén Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ

Nhọ nồi Nước có màu nâu đỏ lợt Nước có màu nâu đỏ lợt Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu đỏ như mun sừng

Ngâm rượu

Loại gỗ 30 phút 120 phút 24h

Mun sừng đen Nước trong, có chút ánh khaki mùn chìm hết xuống đáy Nước trong có ánh khaki Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ

Mun sừng xanh Nước trong, có chút ánh khaki mùn chìm hết xuống đáy Nước trong có ánh khaki Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ

Nhọ nồi Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu đỏ Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu và nâu đỏ

Qua kết quả bên trên, có thể kết luận khoa học và khách quan như sau:

  1. Mun sừng ngâm nước không ra màu đen, nhưng nhìn thật kỹ, màu vàng lợt của dầu bóng trong gỗ hiện ra sau 2h.
  2. Mun sừng ngâm nước sau 24h cho 1 vệt màu NÂU ĐỎ trên thành chén.
  3. Mun sừng ngâm rượu cho màu vàng lợt của tinh dầu khoảng 30 phút sau khi ngâm. Màu vàng lợt này phản ứng hết với rượu và mất đi sau 24h.
  4. Gỗ Nhọ nồi cho màu nâu đỏ sau khi ngâm vào rượu hay nước 30 phút. Đây là điểm khác biệt đặc trưng với gỗ Mun sừng. Sau 24h, gỗ Nhọ nồi cho màu nâu và nâu đỏ trên thành chén cho thấy sau 2h kết quả thẩm định khá chính xác để phân biệt gỗ Nhọ nồi và Mun sừng vì sau 24h cả 3 loại đều cho màu nâu đỏ trên thành chén.

Kết luận chung: gỗ Mun sừng ngâm nước hay rượu đều không đổi màu nước. Gỗ Nhọ nồi ngâm nước hay rượu cho màu nâu đỏ, tổng thể, nhìn “dơ” hơn Mun sừng ngâm nước/rượu.

  1. Gỗ mun sừng

Mun sừng, Vietnamese ebony, có tên khoa học là “Diospyros mun”. Chữ “mun” dịch ra tiếng Anh là “ebony”, được biết đến như một loại gỗ đặc chủng và tuyệt… chủng chỉ có đa phần ở miền Trung Việt Nam (VN). Ván gỗ mun sừng hiện nay không còn nữa, đa số chỉ còn lại gốc, rễ, lũa bọng nứt trên thị trường với nhiều chiêu thức nêm, chêm, vá, …, huyền ảo! Mun sừng tuy cứng nhưng rất hay bị bọng! Chỉ vì chút lợi nhuận do mun sừng đem lại mà dân buôn lỡm sẵn sàng đánh đổi “uy tín” để gạt người chơi! Giá của mun sừng rễ và lũa dạng nhỏ dao động vào khoảng 50k-120k/kg. Mun sừng gốc nặng trên 200kg, còn lõi để chế tác cũng rất hiếm và giá cũng khá cao! Bi mun sừng thân tròn đặc đẹp không tim bọng, không nứt, đường kính 25cm trở lên nếu mua được 220k/kg đã được coi là rẻ! Ngoài ra còn có gỗ méc/mét và thỉnh thoảng cẩm sừng dùng giả mun sừng khá hiệu quả nên việc giao lưu qua mạng chỉ nhìn hình rất mạo hiểm!

 

Gỗ mun được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ hiếm của sản phẩm khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh khaki sang màu đen bóng như sừng, tom và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun sừng nằm ở chỗ khi vạc phôi ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không “bùm bụp”! Không những thế, khi chế tác màu xanh khaki này dính vào tay người thợ gây hiệu ứng “xanh tay”. Mùn mun sừng dính vào da cũng gây dị ứng, ngứa nên việc chế tác mun sừng khá cực và gian nan, chưa kể mun sừng tuy rất cứng như “sắt nguội” nhưng giòn và dễ gãy vỡ. Bù lại, gỗ mỹ nghệ chế tác từ mun sừng rất đẹp và độc bản, nhất là những pho tượng tứ diện được tạc trên mun thân đường kính lớn hơn 20cm lại càng quý hiếm. Mời bạn đọc tham khảo thêm Tập 1 — “Mun sừng: Niềm tự hào Việt Nam” để có thông tin thú vị về gỗ mun sừng.

Vì không có mun “ngoại” trên thị trường gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam với sự ngoại lệ của nhọ nồi, người chơi gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam có thể đa phần ngộ nhận rằng chỉ có một giống mun sừng cho được gỗ đen bóng trên toàn thế giới chăng? Chưa hẳn…

  1. Ra sông ra biển…

Mun sừng chỉ mọc ở Việt Nam. Điều này đúng nhưng mun sừng thuộc chi Thị, tên khoa học Diospyros (D.), gồm khoảng gần 750 loài mọc rải rác khắp thế giới. Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn “sau lũy tre làng” thì thật thiếu sót! Chi Thị thường có 2 công dụng chính:

(1) lấy gỗ và

(2) lấy trái như trong truyện “Tấm Cám”!

Nghiên cứu kỹ, mun sừng VN không phải đứng đầu bảng mun! 4 loại gỗ quý hiếm thuộc chi Thị đã và đang bị săn lùng gắt gao và hiện nay ở trên bờ tuyệt chủng gồm 2 loại mun thuần màu đen và 2 loại mun sọc có xen vân nâu/vàng bị ít săn lùng hơn. 2 loại mun đen theo thứ tự gồm:

  1. Mun Cameroon, Gaboon ebony (tên khoa học D. crassiflora) với độ cứng 13,700N và tỷ trọng 955kg/m3. Độ cứng chỉ lực nén cần thiết để tạo 1 lỗ sâu khoảng 1cm, đường kính khoảng 1cm trên mặt gỗ. Ví dụ, độ cứng 13,700N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 70kg.

Thế giới phương Tây đa phần biết đến mun Cameroon dùng làm phím đàn piano chứ mun sừng VN hầu như không nghe tiếng! Vì VN chưa có công nghệ làm được đàn piano, nếu không phím đàn sẽ được làm bằng mun sừng, tăng thương hiệu của loại gỗ này! Các sách phương Tây còn viết rằng mun Cameroon có giá cao gấp nhiều lần các loại gỗ trong chi Đậu (tên khoa học Dalbergia), cá nhân thấy không hẳn đúng vì gỗ sưa thuộc chi Đậu! Điều này cho thấy để nắm bắt được thị trường gỗ mỹ nghệ, Việt Nam và Trung Quốc là 2 nơi nên đến!

Hình 1a: mặt cắt sau khi chà nhám mun Cameroon.

Hình 1b: mặt cắt sau khi phóng to 10 lần mun Cameroon.

  1. Vietnamese ebony (tên khoa học D. Mun) với độ cứng 13,350N và tỷ trọng 1,065kg/m3. Chú ý thú vị: “mun” là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt! Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg.

Hình 2a: mặt cắt sau khi chà nhám mun sừng.

Hình 2b: mặt cắt sau khi phóng to 10 lần mun sừng.

Mun sừng VN có thể nói là xếp sau mun Cameroon vì mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền máy bay (jet black) óng ả huyền thoại mà Tây phương hằng luôn mơ ước như trong hình so sánh bên dưới. Chưa kể “giác lộn mề” của mun sừng gây nhức đầu người chơi! Mun VN theo thời gian cũng đạt được độ bóng như mun Cameroon nhưng “thời giờ là tiền bạc”, đợi chờ đôi khi cũng khá bất tiện!

Hình 2c: so sánh mặt cắt chà nhám của mun sừng VN và mun Cameroon.

Sau 2 loại mun thuần màu quý hiếm là mun sọc. Mun sọc có giá trị thấp hơn mun thuần màu đen vì không có màu đen tuyền như 2 loại trên. 2 loại mun sọc gồm:

  1. Ceylon ebony (tên khoa học D. Ebenum) với độ cứng 10,790N và tỷ trọng 915 kg/m3, mọc ở Đông Ấn Độ và Sri Lanka = Ceylon.
  1. Mun sọc (tên khoa học D. Saletti, D. Tonkinesis, D. Celebica) mọc nhiều ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á với độ cứng 14,140N và tỷ trọng 1,120kg/m3. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong họ mun nhưng vì không cho màu thuần đen nên giá thành rẻ hơn 2 loại trên.

Và sau cùng có giá trị thấp nhưng có thể dùng để giả mun xịn rất hiệu quả

là gỗ nhọ nồi (tên khoa học D. Variegata, D. Eriantha, D. Apiculata) đến từ Châu Phi nên rất dễ nhầm với mun Cameroon cũng đến từ Châu Phi. Ngoài ra, cẩm thị (tên khoa học D. Kurzii) cũng thuộc chi Thị. Các loại gỗ khác của chi Thị mọc ở Đài Loan, Nhật, Mexico, Nam Mỹ, vv… không có giá trị cao trong gỗ mỹ nghệ.

  1. Lại lạc…

“Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” — Ngạn ngữ

Điêu khắc Tây phương có nhiều nét khác biệt với Châu Á! Vì tiền công thợ rất cao nên thủ công mỹ nghệ tinh xảo thường được đặt làm ở Châu Á vì giá nhân công thấp hơn rất nhiều, sau đó ship ngược về để giao lưu. Dân Tây cũng không chú ý đến đường nét tinh xảo là mấy, phản ánh đúng bản chất “phớt tỉnh Ăng lê”, hời hợt, lớt phớt, xã giao chẳng mấy đậm đà! Thật ra Tây phương thích tượng gỗ nhưng vì giá thành đắt và không dễ để kiếm được thợ tạc nên đa số thường kiếm thứ gì rẻ để treo trong nhà, có thay đổi sau vài năm cũng không tiếc!

Tây phương không tạc tượng Phật, làng quê, linh thú, chim hoa, … mà thường thiên về những chủ đề tự do mang nét hiện đại như cá heo, xe motor, đồng hồ với phụ kiện gỗ, bình lọ dĩa từ nu gỗ quay máy kỹ thuật cao mà ra nhưng hiện đã lỗi thời, tượng cô gái khỏa thân, bàn ghế với các kiểu design tân thời đẹp (điểm này cá nhân rất ngưỡng mộ)… Tây phương chuộng tranh vẽ hơn tượng gỗ với tranh sơn dầu giá cao trên nóc mà chỉ những phú ông giàu xụ mới dám treo! Ví dụ một bức tranh vẽ cảnh bãi biển với 2 người đang chơi cát và vài cánh chim có giá khoảng 500tr!!! Trong nhà Tây thường ít chưng tượng gỗ mà thay vào đó là những tấm tranh sao chép lại bằng giấy lọng khung hay những vật dụng của 1 người nổi tiếng nào đó với chữ ký kế bên! Gỗ là thứ sang cả mà nhà nào có nhiều sẽ “tăng đẳng cấp” vì gỗ khá đắt và mang lại sự ấm cúng, độc bản cho căn nhà.

Cũng cần nói thêm rằng thị trường Tây phương yêu chuộng gỗ có xuất xứ Nam Mỹ từ rừng già Amazon! “Brazilian…” các kiểu do khâu pr khá! Tên gỗ với chữ “Brazilian” gắn vào sẽ có thương hiệu và do đó đắt tiền, chất lượng theo em không bằng gỗ của VN, giá thành cũng không rẻ vì là đồ ngoại! Cộng thêm sự “bảo thủ” của các cụ thì lại càng khó xâm nhập “leo nhóm” tại VN! Điển hình:

(1) trắc xanh và gỗ óc chó (walnut) du nhập qua VN, TQ, ĐL mặc dù cũng có chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng cũng không thể sánh bằng trắc, cẩm hay mun sừng theo ý cá nhân. Phôi tượng trắc xanh to khủng có thể tìm “đặt” được.

(2) Gỗ giá tỵ hay teak đến từ Miến Điện được Tây phương yêu vô cùng vì khả năng không co ngót mối mọt nên dùng đóng tàu là hết ý! Giá tỵ sang VN cũng không mấy nổi bật như ở Tây phương!

(3) gỗ sồi, tần bì xuất xứ Úc, Mỹ về VN cũng “bình bình” và cũng cần thời gian để “lên hạng”! Ở Úc, sồi trắng khá được chuộng và nhỉnh hơn hạng trung bình!

Từ đó cho thấy gỗ từ rừng VN có chất lượng siêu “Việt” nhưng khâu pr kém nên bị TQ thâu tóm bố ráp thị trường, bị ép giá và phụ thuộc mạnh vào “từng hơi thở” của TQ! Đã thế, VN còn nhập gỗ ngoại “rừng thêm nhiều gỗ” rối lại càng rối! Muốn triệt để việc này không dễ và luôn là vấn đề nhức nhối của người chơi gỗ mỹ nghệ ở VN!

  1. Chi tiết

Đi vào chi tiết vẽ biểu đồ hiển thị độ cứng của 6 loại gỗ và tỷ lệ của độ cứng trên tỷ trọng cho đơn vị (N x m3/tấn), tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” vừa cứng vừa nhẹ, tỷ lệ này càng cao thì càng đáng chơi. Vì 6 loại gỗ phân tích được giao lưu theo $/kg nên gỗ có tỷ trọng càng nhẹ, tỷ lệ nghịch với độ cứng, mà quý thì lại càng thu hút! Tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” phản ánh đúng ý tưởng này như Hình 3 bên dưới.

phan-biet-go-mun

Hình 3: so sánh độ cứng và tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” (N x m3/tấn) của 6 loại gỗ.

Cũng xin nhấn mạnh rằng trước khi bài viết được công bố, tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” chưa bao giờ được đề cập và dẫn chứng trong giới buôn gỗ khi giao lưu gỗ mỹ nghệ ở VN. Tác giả cũng không biết TQ có âm thầm tính chỉ số này khi giao lưu gỗ mỹ nghệ ở VN hay không vì nó khá đơn giản để tìm ra! Xếp hạng theo tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền”:

  1. Mun Cameroon, 14.35
  2. Cẩm, 12.83
  3. Mun sọc Indonesia, 12.63
  4. Mun sừng VN, 12.54
  5. Mun sọc Ấn Độ, 11.79
  6. Trắc, 10.43

Lưu ý rằng tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” của cẩm, mun sọc Indonesia và mun sừng khá gần nhau. Vì các chỉ số tỷ trọng và độ cứng chỉ là trung bình nên hạng 2, 3, 4 có thể coi là gần “đồng hạng” vì tỷ lệ khá gần nhau với sai số chút ít! Kết quả này khá ngạc nhiên vì cẩm có chỉ số “dày cơm rẻ tiền” khá cao so với trắc, trái ngược với thị trường hiện nay là trắc được chuộng hơn cẩm chỉ bởi… TQ chủ quan thu trắc mạnh hơn với tỷ lệ khoảng 60:40. Các cụ Khựa khi đọc bài này có thể sẽ đổi ý chăng?! Hay TQ thích chơi sang??! Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Biết zồi, khổ lắm, nói mãi” để có một cái nhìn tổng quát về cẩm và trắc.

Cẩm và mun sọc Indonesia còn đứng trên mun sừng với tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” chỉ nhỉnh hơn 1 tý! Nhưng vì độ hiếm và tính huyền bí của mun sừng khiến loại gỗ này bị săn lùng ráo riết ở VN hơn cẩm và mun sọc Indonesia. Có thể rút ra rằng người chơi ở VN săn lùng mun sừng ĐẸP vì độ hiếm của nó chứ thật ra họ không hề biết đến sự hiện diện của tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” như phân tích trong bài này. Giả dụ như nếu người chơi có biết tỷ lệ này, khả năng cao họ sẽ chấp nhận “bỏ qua” việc mun sừng có chỉ số “dày cơm rẻ tiền” thấp hơn… “chỉ một tý” để săn lùng mun sừng thân vì độ hiếm của nó! Trong khi đó cẩm và mun sọc Indonesia dạng gỗ thân tương đối khá dễ kiếm hơn mun sừng trên thị trường VN và mặc dù có chỉ số “dày cơm rẻ tiền” nhỉnh hơn mun sừng, vẫn không “hot” bằng vì tính huyền bí thấp hơn. Mun Cameroon vừa cực hiếm vừa “dày cơm rẻ tiền” nên khách quan xét về mọi khía cạnh là khá toàn diện. Qua khảo sát cho thấy giá thành của một loại gỗ thường tỷ lệ thuận theo cấp số nhân với tính huyền bí của loại gỗ đó, cộng với sự yêu thích của thị trường thì giá lại càng cao, như gỗ sưa là một ví dụ! Mà đã nói “huyền bí” thì không cân, đo, đong, đếm được! Sưa và mun sừng là những ví dụ điển hình.

phan-biet-go-mun

Hình 4: gỗ thân của mun Cameroon và mun sừng còn xót lại!

  1. Kết luận:
  2. Mun sừng Việt Nam và mun Cameroon là chủng loại mun (ebony) đắt nhất thế giới hiện nay. Cả 2 loại đều đang trên bờ tuyệt chủng.
  3. Thế giới phương Tây chỉ biết đến mun Cameroon chứ không biết nhiều về mun sừng VN.
  4. Mun sọc xuất xứ từ Đông Ấn Độ và Indonesia. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong chi Thị, kế đến là mun Cameroon và mun sừng. Tuy không đắt bằng mun sừng, mun sọc cũng có giá thành khá cao.
  5. Gỗ nhọ nồi gồm 3 loài có xuất xứ Châu Phi và dùng để giả 2 loại mun thuần đen đắt tiền rất hiệu quả.
  6. Mun sừng VN xếp sau mun Cameroon do hay bị lang trắng trong lõi và phải sau một thời gian mới xuống màu đen tuyền.
  7. Gỗ cẩm và mun sọc Indonesia có tỷ lệ “dày cơm rẻ tiền” cao hơn mun sừng 1 chút và cao hơn trắc khá nhiều nên đầu tư vào gỗ cẩm rất tốt. Với giá thành của cẩm thấp hơn trắc do ảnh hưởng chủ quan của TQ, việc đầu tư vào gỗ cẩm lại càng khả thi! Khách quan nhận xét về mặt thể chất và chất lượng gỗ, cùng với thông số “dày cơm rẻ tiền”, cẩm hơn hẳn trắc.

Tổng hợp những cách ghép gỗ của người Nhật

Không cần “đóng đinh”, chỉ cần “đóng mộng” gỗ, người xưa vẫn có thể làm được những căn nhà gỗ vững chãi đến cả trăm năm tuổi. Kỹ thuật “đóng mộng” độc đáo này đã được người Nhật Bản kế thừa và sáng tạo giúp căn nhà đứng vững qua những trận động đất.

Gỗ Pơ Mu – Tìm Hiểu Về Gỗ Pơ Mu

Gỗ Pơ Mu là cây thân gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng  25 đến 30m. Cây gỗ có vỏ màu ánh nâu hoặc màu nâu xám, rất dễ bị tróc khi cây còn non. Đối với những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc của thân cây, khi ngửi cảm thấy có mùi thơm dịu.

1- Tìm Hiểu Về Gỗ Pơ Mu.

1.1- Đặc điểm.

Gỗ Pơ Mu là cây thân gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng  25 đến 30m. Cây gỗ có vỏ màu ánh nâu hoặc màu nâu xám, rất dễ bị tróc khi cây còn non. Đối với những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc của thân cây, khi ngửi cảm thấy có mùi thơm dịu.

cay-go-po-mu

Các lá của cây được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng.

Lá của cây gỗ pơ mu bố trí thành cặp chéo chữ thập đối, các cặp lá so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn trên cùng một mức,chúng hơi sắc, dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng ở phía dưới.

la-cay-po-mu

Lá của cây gỗ Pơ Mu ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá ở phần mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá có kích thước lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.

la-cay-po-mu-3

1.2- Phân bố.

Loài cây Pơ Mu này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Thường mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, cây Pơ Mu mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên. Địa bàn thường hay thấy loài cây này là ở núi rừng phía Bắc hoặc Tây Nguyên có nhiều ở Đắk Lắk hoặc Đắk Nông.

cay-po_mu

Các tên gọi khác của pơ mu trong tiếng Việt là đinh hương, tô hạp hương, mạy vạc (người thiểu số ở Lào Cai), mạy long lanh (người Thái ở miền Tây Bắc và Thanh Hóa), khơ mu (Hà Tĩnh), hòng he (người Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum).

2- Gỗ Pơ Mu bao nhiêu tiền 1 khối

Giá thành về các loại gỗ cũng tùy thuộc vào kích thước của gỗ mà có những giá khác nhau, loại gỗ tròn, gỗ hộp hay đã xẻ phách.

go-po-mu-bao-nhieu-tien-mot-khoiĐược biết trên thị trường hiện nay giá gỗ pơ mu dạng hộp có kích thước mặt từ 20 đến 40 cm, dài từ 200 đến 500 cm có giá giao động từ 20 đến 25 triệu đồng 1 mét khối.

3- Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm mấy ?

Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm gỗ quí nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm nên được xếp vào nhóm 1 trong bảng xếp loại về gỗ.

Danh sách các loại gỗ thuộc nhóm 1

4- Gỗ Pơ Mu có tác dụng gì ?

Những người dân tộc phía Bắc hay người đồng bào Tây Nguyên thường dùng gỗ pơ mu để làm mái nhà hay vách ngăn phòng. Tại Việt Nam, pơ mu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như đặc tính không bị mối mọt phá hoại , vì thế gỗ được sử dụng để chế tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng. Nó là loài nguy cấp tại Việt Nam và đã được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996.

Về nội thất, gỗ pơ mu thường dùng để tạc tượng và điêu khắc tranh bởi vân gỗ sáng, lên PU đồng màu và mịn màng. Chất gỗ cũng được cho tương đối mềm nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lạc, quan công, bộ tam đa…Ngoài ra nhờ mùi thơm của gỗ nên việc trưng các bức điêu khắc từ loại gỗ này rất được ưa chuộng

 

Ngoài điêu khắc tượng thì pơ mu còn dùng để sản xuất và đóng các loại nội thất gỗ khác như các loại bàn ghế,tủ đồ, giường ngủ, …Một số người cho rằng loại gỗ có khả năng chống côn trùng thì rất độc nhưng thực tế đây là 1 loại cây lành tính có thể dùng đóng các đồ nội thất trong nhà.

Pơ mu là loại gỗ quý nên được săn lùng khá nhiều làm cho chúng cạn dần về nguyên liệu, hiện nay việc khai thác pơ mu được xem là trái phép và đối diện các khung hình phạt tại Việt Nam.

 

5- Những sản phẩm về gỗ pơ mu

Tưởng Di Lặc gỗ Pơ Mu

Tranh tứ quý gỗ Pơ Mu

Trần nhà được làm từ gỗ Pơ Mu

Tranh tứ linh – gỗ Pơ Mu

Điêu khắc với những họa tiết tinh xảo.

Chiếu được gia cồng từ những hạt gỗ Pơ Mu

 

Cách chọn sàn gỗ phù hợp

Sàn gỗ có rất nhiều chủng loại với từng tính năng và chất lượng cũng khác nhau. Khả năng thấm nước, độ bằng phẳng, mấu, thớ gỗ… của từng loại sàn đều ảnh hưởng tới mục đích sử dụng và hiệu quả khi trang trí nội thất. Hiện nay, 3 loại ván sàn gỗ thường được dùng là ván sàn gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Ván sàn gỗ tự nhiên có đặc điểm nổi bật là hoa văn gỗ tự nhiên, tạo cảm giác chắc chắn và thoải mái. Tuy nhiên, nó có khuyết điểm là  dễ biến dạng và độ chống mòn thấp. Tỷ lệ ngấm nước của gỗ trong khi chọn lựa vật liệu làm sàn gỗ rất quan trọng. Sử dụng những sản phẩm gỗ có tỷ lệ ngấm nước cao dễ dẫn đến hiện tượng nứt, vênh vào mùa đông khô hanh, khó bảo quản, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Do đó, khi chọn mua, bạn nên lưu ý đến  tỷ lệ ngấm nước. Ở Việt Nam hiện nay, các thông số kỹ thuật như vậy rất ít được ghi rõ trên sản phẩm. Vì vậy, bạn nên chọn lựa vật liệu gỗ phù hợp để làm sàn. Tốt hơn hết bạn nên có sự tư vấn kỹ thuật của những đơn vị chuyên gia công những mặt hàng này để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

san-go-tu-nhien
Sàn bằng gỗ ghép được chia làm 2 loại sàn ghép từ 3 lớp gỗ đặc và loại ghép nhiều lớp. Đặc điểm của loại sàn gỗ này là tỷ lệ giãn nở khô cong thấp, có tính ổn định về kích thước, đồng thời giữ được hoa văn tự nhiên và cảm giác dễ chịu của gỗ. Đối với sàn lát bằng gỗ công nghiệp, chất liệu cơ bản là những tấm gỗ thớ dày và vừa cùng với vỏ bào được nén chặt thành từng tầng. Bề mặt được quét một lớp chất liệu chống mòn. Đặc điểm cơ bản nhất của loại ván sàn gỗ công nghiệp là độ mài mòn cao, hoa văn gọn gàng, độ bóng khá đều, khó bị biến dạng và dễ dàng lắp ráp.
Khi lựa chọn gỗ lát sàn, chủ nhà cũng nên lưu ý đến sự phù hợp với phong cách thiết kế, bài trí tổng thể của ngôi nhà. Đối với những căn hộ mang phong cách hiện đại, việc lựa chọn sàn gỗ thường tuân theo 2 phương pháp bài trí tương đồng hoặc tương phản.
Với cách trang trí dạng tương đồng, sàn nhà sẽ có màu sắc ton sur ton trang thiết bị nội thất khác tạo sự đồng bộ. Ngược lại, cách trang trí dạng tương phản nghĩa là bạn lựa chọn sàn nhà có màu sắc đối lập với sắc màu của các trang thiết bị nội thất khác, giúp nhà trông tươi trẻ, hiện đại và ấn tượng hơn ví dụ tông màu xám của ghế sofa, thảm trải sàn, kệ TV… tươi sáng hơn trên nền gỗ, khiến căn phòng trông rộng rãi và thông thoáng.

Sàn gỗ cũng giúp nới rộng hoặc thu hẹp không gian căn phòng. Với những căn phòng nhỏ, hẹp, bạn nên lựa chọn sàn gỗ với những miếng ghép nhỏ và sáng màu. Ngược lại, những căn phòng rộng nên dùng những miếng ghép to, có vân lớn và tối màu để phòng dường như gọn, mang đến cảm giác đầm ấm hơn.

Cách chọn tủ quần áo bằng gỗ

Thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã tủ quần áo cho gia đình. Tuy nhiên, để lựa chọn được một mẫu tủ quần áo phù hợp cho gia đình lại không phải dễ dàng. Làm thế nào để có thể mua được mẫu tủ quần áo phù hợp với không gian ngôi nhà bạn? Kinh nghiệm chọn tủ quần áo dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Kinh nghiệm chọn tủ quần áo:

1, Chọn kích thước tủ phù hợp

tu-quan-ao-bang-go

Một chiếc tủ quần áo cho dù có đẹp, sang trọng đến đâu những kích thước không phù hợp với diện tích căn phòng cũng coi như bỏ đi. Vì vậy, để chọn được mẫu tủ quần áo thích hợp bạn nên tính toán trước kích thước của phòng trước khi chọn tủ quần áo để đảm bảo mang đến không gian hài hòa cho căn phòng nhà bạn.

2, Chọn kích cỡ tủ

tu-quan-ao-bang-go

Tùy vào mục đích sử dụng và số lượng người sử dụng tủ quần áo mà mua mẫu tủ phù hợp. Nếu tủ bạn chọn dùng để sử dụng cho cả gia đình thì nên mua mẫu tủ có kích thước lớn. Ngược lại, nếu chọn tủ để sử dụng cho căn phòng của từng thành viên trong gia đình thì nên chọn mẫu tủ vừa phải, vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm diện tích.

3, Chọn kiểu dáng tủ

tu-quan-ao-bang-go

Tủ quần áo có nhiều kiểu dáng và mẫu mã nên việc lựa chọn tủ cho gia đình trở nên khó khăn. Để có thể lựa chọn tủ phù hợp tốt nhất bạn nên chọn những mẫu tủ mang lại sự tiện dụng nhất định, vừa thuận tiện lại đơn giản càng tốt.

Tủ quần áo dạng kéo sẽ thuận tiện hơn trong sử dụng mà lại tiết kiệm không gian phòng. Chọn tủ kéo có ray trượt tốt sẽ giúp không gây tiếng ồn, mang độ bền cho tủ.

4, Vật liệu tủ

tu-ao-huong-4canh

Tủ quần áo được làm từ nhiều vật liệu khác nhau: gỗ, INOX, nhôm,…Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế gia đình mà chọn mẫu tủ với vật liệu thích hợp.

5, Tính toán chi phí

tu-quan-ao-bang-go

Trước khi chọn tủ, bạn cần tính toán cho phí cẩn thận để có thể mua được chiếc tủ vừa ý nhất. Nếu điều kiện kinh tế gia đình khá giả, việc chọn mẫu tủ với chất lượng tốt và giá thành cao sẽ không thành vấn đề, tuy nhiên, kinh tế eo hẹp một chút bạn chỉ cần mua những mẫu tủ có mức giá bình thường vẫn mang lại đầy đủ công năng và chất lượng cũng không tồi.

Kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được cho gia đình mẫu tủ quần áo thích hợp. Nếu bạn đang có ý sắm cho gia đình mình mẫu tủ quần áo mới, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và chiết khấu phần trăm phí thi công lắp đặt.

Cách chọn giường gỗ hợp lý

Hiện trên thị trường có 2 loại giường ngủ khác nhau đang rất được khách hàng ưa chuộng:

1. Giường ngủ gỗ công nghiệp: Có độ bền cao, chống cong vênh do yếu tố thời tiết, chống mối mọt. Gỗ MDF có 3 màu chính là vàng xoan đào, nâu cánh gián, và trắng nâu hiện đại. Có 2 hướng thiết kế chính là phong cách hiện đại và phong cách cổ điển châu Âu.
Giường ngủ gỗ công nghiệp MDF có độ bền rất cao, tối đa là 20 năm sử dụng dù giá thành rẻ hơn nhiều so với giường ngủ gỗ tự nhiên.
2. Giường ngủ gỗ tự nhiên: Bạn có thể dễ dàng nhận thấy gỗ tự nhiên là rất chắc chắn, bền vững, dễ dàng xử lý để trở về như mới nếu không may bị trầy xướt. Là dòng sản phẩm cao cấp với giá khá cao, giường ngủ gỗ tự nhiên có chất lượng tuyệt với mà giường ngủ gỗ công nghiệp không thể so sánh được. Nó có thể là “người bạn thân thiết” bên bạn đi suốt cuộc đời.
Về thiết kế, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn với 3 phong cách: cổ điển, bán cổ điển và hiện đại.

Do đó, việc lựa chọn được một chiếc giường ngủ tốt là điều vô cùng quan trọng và không phải dễ dàng. Với 6 bước đơn giản dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc giường ưng ý.

1. Chọn giường gỗ có kích cỡ hợp lý

Nếu có một phòng ngủ nhỏ, bạn không thể chọn cỡ giường ngủ lớn kiểu vua chúa, vì như vậy sẽ làm mất tính hài hoà trong việc bố trí thêm các đồ dùng khác trong phòng. Một điều nữa cần chú ý là khi mua giường để ngủ một mình thì mua cỡ nào sẽ hợp lý, còn trong trường hợp chiếc giường ngủ có nhiều người ngủ thì phải chọn chiếc giường ngủ có bề ngang lớn hơn, thậm chí là một chiếc giường dài hơn mức bình thường.

cach-chon-giuong-go

2. Dành ngân quỹ thích hợp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu giường gỗ tự nhiên khác nhau được thiết kế độc đáo và ấn tượng hơn với giá từ vài trăm tới vài nghìn USD. Vì vậy, bạn đừng quá đắn đo, hãy dành một khoản ngân quỹ riêng thích hợp để mua chúng.

giuong-go-cao-cap
3. Phải hợp với “gu” của bạn

Việc ngủ trên một chiếc giường cứng hay mềm không phải là việc quá quan trọng, miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn ngủ với ai đó và cảm thấy không thích với kiều giường đó, hãy tìm mua chiếc đệm có thể điều chỉnh được độ cứng theo ý thích. Một bên có thể cứng hơn, bên kia có thể mềm hơn.

Giuong-go-dep

4. Khung giường ngủ tốt là điều then chốt

Bạn sẽ không thể thoải mái và ngon giấc khi nằm trên chiếc giường không chắc chắn. Hãy tìm kiếm sự hoàn hảo cho chiếc giường ngủ yêu quý của mình bằng chiếc khung giường đặc làm bằng kim loại hay làm bằng một loại gỗ tốt.

giuong-go-cao-cap-02

5. Tìm hiểu chiếc giường được làm như thế nào

Trong khi lò xo bọc trong đệm là cách làm truyền thống thì ngày nay có rất nhiều loại vật liệu dùng để làm giường. Trong đó, thì giường ngủ gỗ tự nhiên là lựa chọn số một của người tiêu dùng.Vì những ưu điểm nổi bậc mà giường ngủ gỗ tự nhiên mang lại. Để tìm ra kiểu giường tốt nhất cho mình, bạn hãy hỏi bạn bè, nhờ người có chuyên môn tư vấn, thậm chí có thể dành một đêm trong một khách sạn sang trọng. Một phương tiện đặc biệt hữu ích khác có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin nhanh đó chính là mạng internet.

Cách chọn đồ gỗ nội thất cho gia đình.

Nội thất gỗ ngày càng chinh phục được nhiều người tiêu dùng khó tính bởi sự sang trọng, hiện đại và có độ bền cao. Nguồn gốc từ thiên nhiên khiến nội thất gỗ vừa mang nét tinh tế, đặc trưng rất khó nhầm lẫn lại vừa mang vẻ đẹp gần gũi.

Những ưu điểm vượt trội của gỗ giúp chúng dễ dàng kết hợp hài hoà với nhiều không gian về cả kiểu dáng, bố cục hay chất liệu… Ngay cả trong những điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt thì đồ gỗ vẫn có thể sắp đặt hợp lý, đẹp mắt trong những không gian có nhiều hình khối và phong cách khác nhau, dù hiện đại hay truyền thống.

Tuy nhiều ưu điểm và dễ phối hợp nhưng việc lựa chọn đồ gỗ nội thất cũng phải rất cân nhắc để có được món đồ hữu dụng, bền đẹp theo thời gian cho ngôi nhà. Hơn nữa, nếu không có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại gỗ quý rất dễ bị “móc túi” hàng triệu đồng khi mua hàng. Các sản phẩm nội thất giống nhau nhưng được làm từ các loại gỗ quý khác nhau sẽ chênh nhau rất nhiều về giá bán…

tu-bep-go
Chẳng hạn như một chiếc bàn bằng gỗ căm xe có chiều dài 1,4m x 0,7m sẽ có giá từ 3,5 – 5 triệu đồng, nhưng nếu người bán nói đó là gõ đỏ, giá sẽ là 7 – 8 triệu đồng… Liệu bạn đã biết cách chọn lựa hay chưa?

Bí quyết chung khi chọn những món nội thất gỗ cơ bản

Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn…

Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo… Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo… bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.
tu-ao-huong-4canh
Lưu ý kĩ càng từng bộ phận, hoa văn, sơn…
Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.

Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ

Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!

noi-that-go
Cẩn thận trong việc kiểm tra kết cấu
Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.

Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!

Cách chọn mua đồ nội thất gỗ trong nhà và ngoài trời

Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.

Nội thất ngoài trời nên chọn mua gỗ đặc

Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không kết ráp có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn…

Gỗ đặc là sự lựa chọn cho nội thất ngoài trời
Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán veneer thì được phủ nhiều lớp PU – sơn trong để bảo vệ; hoặc được phủ lớp UV – sơn trong nhưng không bóng như PU, hạn chế trầy xước tốt.

Nội thất trong nhà có thể dùng gỗ chế biến

Với đồ gỗ nội thất dùng trong nhà thì hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF, veneer, MF… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công…

tu-bep-bang-go (1)
Nội thất gỗ trong nhà có sự lựa chọn linh hoạt hơn

Việc bảo quản không hề phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến còn giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.

Chú ý khi mua đồ gỗ cổ

Nên hỏi ý kiến chuyên gia khi mua nội thất gỗ cổ
Khi mua nội thất cổ bằng gỗ, hãy chắc chắn món đồ nội thất bạn định mua là đồ thật hay chỉ là bản sao. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia đồ cổ. Khi đã có được tư vấn rồi, bạn còn cần chú ý tới kết cấu và hình dáng của nó xem có phù hợp với không gian định sắp đặt hay không nhé!

Chúc các bạn thành công !

Cây Mạy Lay

Tên việt nam: Mạy lay
Tên khoa học: Gigantochloa albociliata (Munro) Kurz
Cấp bậc sinh giới
Ngành: NGÀNH HẠT KÍN (tên khoa học là ANGIOSPERMAE)
Bộ: Poales (Hòa Thảo) (tên khoa học là Poales)
Họ: Hoà Thảo (tên khoa học là POACEAE)
Thuộc: Thông thường
Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng của cây mạy lay:
Tên đồng nghĩa: Oxytenanthera albociliata Munro
Đặc điểm hình thái:
Mạy lay là loài tre mọc cụm, thân cây cao 5 – 10 m, đường kính 2 – 5 cm, vách thân dày 1 cm, màu xanh lá cây xám có sọc trắng. Lóng dài 40 – 45 cm, có khi hơn. Cành phát triển từ các đốt phía trên. Có một cành to và nhiều cành nhỏ, cành non có lông.
Thân màu bạc, đặc ruột, thân non có nhiều lông.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Bẹ mo phủ lông màu nâu đen, nửa trên sớm rụng, dày và đứng ở đáy mo. đáy dưới rộng 6 – 9 cm, cao 8 – 12,5 cm, như da ở phần gốc, nhiều lông khi còn non và dần biến thành nhẵn; đáy trên rộng 1,5 – 3 cm.
Phiến mo hình tam giác, đáy hơi lõm, khi khô uốn cong, rộng 0,9 – 2,5 cm, cao 2,5 – 18 cm, ngửa ra phía sau. Lưỡi mo cao 0,6 – 2 cm.
Đặc điểm sinh học:
Lá màu xanh nhạt, bạc. Phiến lá thuôn hẹp, dài 20 – 24 cm, rộng 2,8 – 3,2 cm, gốc lá tròn, đỉnh nhọn, đáy nhỏ. Gân lá 7 – 8 đôi. Bẹ lá không có lông. Cuống lá dài 0,1 cm.
Cây được trồng bằng thân ngầm và hạt. Đây là loài ra hoa không theo chu kỳ.

cay-may-lay

Phân bố địa lý:
Là loài có phân bố tự nhiên ở Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Chúng mọc trong rừng tự nhiên và được trồng trong vườn ở tỉnh Sơn La, Điện Biên, Thanh Hoá. Có người cho rằng loài được nhập trồng vào Lào và Việt Nam (Dransfield and Widjaja, 1995).

Giá Trị:
Mạy lay là loài tre nhỏ, măng rất ngon nên dùng làm thực phẩm, đồng bào Thái coi măng Mạy lay, Mạy lay lo như rau muống của đồng bào vùng xuôi. Thân cây dùng cho xây dựng nhẹ (phên che, mái), làm hàng rào, cán nông cụ, đồ mộc bằng tre.

Gỗ Sơn Huyết

Tên Việt Nam:SƠN HUYẾT,
Tên khác:SƠN TIÊU, SƠN RỪNG
Tên Latin:Melanorrhea laccifera Pierre
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ: Cam Rutales

Đặc tính của cây Sơn Huyết.

Cây gỗ lớn, cao 20 – 30m, đường kình 30 – 50cm, thân thường không thẳng. Vỏ ngoài màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗi bì sáng, thịt vỏ dày 7 – 8mm, có nhựa mủ vàng sau cứng lại và màu đen. Lá, đơn dai, mọc cách, 1a,d+2d, B1+2a.

Gỗ Sơn Huyết phân bố ở đâu ?

Cây Sơn Huyết phân bố chủ yêu ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan….

Việt Nam: cây mọc rải rác ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, Kiên Giang, (Bình Châu) Bà Rịa-Vũng Tàu …..
Mùa hoa tháng 10 – 12. Mùa quả tháng 2 – 4.

Cây gỗ Sơn Huyết  mọc trong rừng thưa, rải rác hay thành từng đám, ít khi gặp ở rừng kín thường xanh, mọc ở độ cao từ 200 đến  1.000m trên các loại đất cát nghèo, rất ít khi phân bố trên các loại đất có độ ẩm cao.

Cây gỗ Sơn Huyết  tăng trưởng trung bình: Khi 40 tuổi có nhiều hoa 17m và đường kính 30cm.

Gỗ sơn huyết nhóm mấy ? 

Trong danh mục các nhóm gỗ ở Việt Nam thì gỗ Sơn Huyết được xếp vào loại gỗ nhóm 1. Tiêu chí đanh giá của những loại gỗ nằm trong gỗ nhóm 1 này là dựa vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm và cực kì quý hiếm, ngày càng khan hiếm, có giá bán rất cao.

Công dụng của gỗ sơn huyết

Gỗ sơn huyết là dòng gỗ quý, lõi cứng, không mối mọt, vân gỗ mịn với màu đỏ tươi như đúng tên gọi của nó – dòng máu của núi rừng.
Gỗ sơn huyết thường được dùng làm đồ gỗ thông dụng, đồ gỗ mỹ nghệ cũng như đồ gỗ phong thủy với ý nghĩa mang lại sự bền vững, chắc chắn trong công việc và cuộc sống.

Những sản phẩm được làm từ gỗ sơn huyết

 

ban-ghe-go-son-huyet

Bàn ghế gỗ sơn huyết

luc-binh-go-son-huyet

Những chiếc lục bình bằng gỗ sơn huyết

san-go-son-huyet

Sàn gỗ sơn huyết

vo-go-dien-thoai-go-son-huyet

Chiếc vỏ gỗ điện thoại được gia công từ gỗ sơn huyết

Gỗ huyết rồng là gì ?

Gỗ Huyết Long hay Gỗ Huyết Rồng là một trong những loại gỗ vô cùng quý giá và được sử dụng lưu hành nhiều tại  Đông Nam Á – Ấn Độ và các nước Trung Đông

go-huyet-long

Cây Huyết rồng thường mọc trên hòn đảo Socotra, là một trong những hòn đảo lớn nhất Ấn Độ Dương.

Nhìn từ xa chúng tựa như những chiếc ô xanh, hay khóm nấm khổng lồ. Nhựa của cây có màu đỏ tươi như máu,  vị chua nồng và khi khô lại giống như những giọt ngọc trong suốt.

cay-huyet-rong

Để cây đạt tới độ cao 1,2m phải mất 10 năm, nhưng những năm sau đó cây huyết rồng lại phát triển khá nhanh. Tuổi thọ của cây huyết rồng có thể lên tới 500 năm.

Thân cây tròn đơn, tán cây xòe rộng với các cành tua tủa uốn éo tựa như những mạch máu khổng lồ. Những chiếc lá dài thon ngọn và được thay mới sau khoảng thời gian 3-4 năm.

cay-mau-rong

Cây Huyết rồng thường ra hoa vào tháng 2 hàng năm, hoa tựa như những bông hoa loa kèn nhỏ, có màu trắng, cũng có khi là xanh nhạt và tỏa hương ngào ngạt khi nở rộ và phải mất 5 tháng quả huyết rồng mới chín đỏ.

Bởi sự quý hiếm của loài cây này nên nó thường được sử dụng trong tôn giáo để thể hiện sự kính ngưỡng đối với tôn giáo. Loại gỗ này thường được chế tác thành các cây vương trượng  và thường được khảm thêm đá quý để thể hiện quyền uy.

Gỗ Huyết Rồng được gắn với cái tên là Gỗ Đế Vương vởi loại gỗ này được sử dụng trong cung điện của vua chúa Ấn Độ xưa. Tại Indonesia cổ xưa, loại gỗ này được tôn xưng là Chí Tôn Rừng Sâu, là loại gỗ vô cùng quý hiếm và được quốc vương của nước này gọi là Quốc Mộc.

Ngày nay gỗ Huyết Long thường được sử dụng để làm đồ trang sức như chuỗi hạt, vòng đeo tay. Với quan niệm trừ tà, giúp lưu thông khí huyết, có lợi cho sức khỏe và đem lại sự máy mắn.

Vậy cách nhận biết gỗ Huyết Long như thế nào ?

Có thể phân biệt gỗ huyết long hay cụ thể hơn là những vòng hạt bằng cách sau:

Cách 1: Dùng đèn Led rọi vào gỗ có hiện tượng thấu quang, gỗ đỏ rực lên như có máu chảy bên trong.

vong-go-huyet-rong

Cách 2: Phân biệt bằng màu sắc và vân gỗ.

Go-huyet-rongMàu gỗ Huyết Long đỏ vàng rất tự nhiên, có các quầng đậm và quầng nhạt màu khi tiện hạt đó là hướng màu theo thớ ngang và thớ dọc. Nếu nhựa hoặc hàng giả dùng nhuộm thường sẽ có màu đỏ quạch đều đều trên toàn bộ hạt Huyết Long.

Cách 3: Phân biệt bằng mùi thơm. 

vong-go-huyet-rong

Khi chuỗi hạt mới hoàn thiện sẽ không có mùi thơm, khi được tiếp xúc với ánh sáng, mồ hôi, hơi người (khoảng 1 tháng) gỗ sẽ có mùi thơm thoang thoảng, đeo càng lâu càng thơm và gỗ sẽ lên nước rất đẹp. Bởi vì những đặc tính như vậy nên gỗ Huyết Long này rất được các nhà sư, thầy địa lý, nhân dân ưa chuộng. Họ sánh gỗ huyết rồng ngang với các danh mộc khác như Tử Đàn của Ấn Độ, Hoàng Hoa Lý của Trung Quốc, Hoàng Đàn Tuyết của Việt Nam.