Gỗ Trắc và cách phân biệt gỗ trắc

By | June 23, 2016

Trên thị trường hiện nay  lưu hành chủ yếu là hai loại Trắc: Trắc đỏ và Trắc đen . Trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn Trắc đỏ . Gọi Trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như giống với mun sừng nhưng nhạt hơn. Thực ra trong thiên nhiên Trắc đen và đỏ cũng vẫn là một loài, một họ. Về nguyên tắc, gỗ đã được ngâm trong bùn đất lâu thì độ bền rất cao kháng mối mọt, vậy nên cũng như  Trắc đen được ưa chuộng giá cao hơn Trắc đỏ rất nhiều .

go-trac-va-cach-phan-biet

Nói về Trắc đỏ, gọi Trắc đỏ vì đặc điểm của nó thì không loại gỗ nào trong thiên nhiên có được, thân gỗ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt, mùi thơm ngai ngái hắc . Gỗ Sơn huyết cũng có màu đỏ tương tự nhưng màu tối và sẫm hơn rất nhiều. Cũng vì điểm giống nhau như trên mà Sơn huyết hay được người ta làm giả Trắc vì trắc và Sơn huyết có giá vênh nhau tới mấy chục lần.

GoTrac1

Nhược điểm của Trắc là xuống mầu rất nhanh, từ khi chế tác với mầu đỏ tươi như vậy, chỉ sau 1 tháng nó đã chuyển thành mầu cà phê, sau khoảng 3  tháng thì thành màu giống táo tàu khô. Cẩm Lai và Trắc từ nhiều năm nay vẫn được coi là đối thủ không cân sức, nhưng vài năm chở lại đây Cẩm Lai bị lép vế xuống hàng thứ 2 sau Trắc … độ cứng bóng thì ngang Trắc nhưng ưu điểm là vân hoa đẹp hơn, giữ mầu tự nhiên tới cả chục năm.

20130507193709

Vài năm nay Trắc lên ngôi cũng do thị trường Trung quốc ưa chuộng, cũng không biết họ tìm thấy phần ưu việt gì nơi Trắc. Còn riêng với Cẩm Lai, người miền Nam vẫn rất ưu ái. Lại quay về với gỗ Trắc do thị trường khan hiếm cạn kiệt giá cả leo thang từng ngày vậy nên một số doanh nghiệp xuất ngoại tìm nguồn hàng.

go-trac-va-cach-nhan-biet

Loại trắc thứ 3 có mặt trên thị trường, nó có xuất sứ từ Châu phi. Giá cả hợp lý rất có sức cạnh tranh …. các doanh nghiệp xuất khẩu đổ xô vào mua … Gỗ trắc chính thống đường kính rộng 40 tới 70 cm giá trên thị trường là 700 triệu đồng 1 m3. Gỗ rộng 25 hoặc 30 cm dài 2 m dầy 10 cm giá 200 triệu một m3 . Gỗ Trắc Châu phi với kích thước như trên giá dao động khoảng 20 tới 25 triệu 1 m3. Có nghĩa là còn rẻ hơn gỗ Hương .. một số thông tin cho bạn mua hàng qua mạng hoặc mua nội thất nhưng kinh nghiệm về gỗ còn hạn hẹp. Trong hợp đồng giao kèo khi mua bán pho tượng bộ bàn ghế vẫn là gỗ Trắc vì trong tất cả các hợp đồng mua bán ký kết kiểu như thế này thường không có mục xuất xứ của gỗ chế tác ra sản phẩm nên người bán hàng không hề vi phạm vi phạm. Điều vi phạm duy nhất là Đạo đức nghề nghiệp.

go-trac-va-cach-nhan-biet

Ở Phù Khê, Đình Bảng, Bắc Ninh có rất nhiều chợ gỗ nhóm họp theo khu vực. Chợ gỗ Trắc kéo dài hàng km với đủ các loại gỗ Trắc to nhỏ, đỏ đen. Gỗ đường kính to có thể xẻ thành ván là đắt nhất, có thời điểm đắt ngang gỗ Sưa nguyên liệu. Vì gỗ Trắc tính theo kg và đắt như vậy nên dân làng nghề dùng máy tự chế để ghép gỗ nhỏ với nhau thành các gỗ thành khí lớn hơn. Có thể ghép dọc ván để tăng bề mặt ván, mà cũng có thể ghép ngang ván để tăng bề dày. Tinh vi hơn, 1 tấm ván có thể ghép từ các tấm nhỏ, sau đó dán phía trên 1 lớp ván liền là thành 1 tấm ván dày và mặt rộng rất đẹp. Người TQ bắt đầu thấy chán loại gỗ ghép này, nên hàng Trắc giờ xuống giá tệ hại. Tất nhiên, hàng ế ẩm còn do nhiều nguyên nhân khác như kinh tế giảm phát, cấm biên kéo dài…

Di-lac-ca-chep-go-trac-1.6-1024x768

Gỗ Trắc lên hương, sốt nóng sốt lạnh là có nguyên nhân của nó. Gỗ Trắc có các đặc tính cơ học rất bền bỉ, tom gỗ mịn, chịu va đập tốt, chịu được nước, không bao giờ mối mọt, có dầu nên càng dùng càng bóng đẹp…Người TQ với văn hóa âm lịch ưa chuộng màu đỏ nên gỗ Trắc đã lọt vào tầm ngắm, và khi thị trường TQ đã thích món hàng nào, ngay lập tức nó trở nên khan hiếm và đắt đỏ, đơn giản vì thị trường tiêu thụ của TQ là quá khổng lồ. Một nguyên nhân nữa gây ra sự khan hiếm của gỗ Trắc đó chính là đặc tính sinh trưởng rất chậm ở những nơi núi cao, nói cách khác, gỗ Trắc không thể trồng đại trà và đặc biệt là vùng đồng bằng cộng thêm lớn rất chậm nên khan hiếm là lẽ đương nhiên. Hện nay, ở VN gần như cạn kiệt, Lào và Campuchia cũng ngày 1 ít. Gỗ xuất xứ Châu Phi thì thị trường đón nhận khá dè dặt.
Những gia đình có điều kiện ở làng nghề thay vì tích trữ vàng và đô la, họ thu gom và tích trữ các tấm gỗ Trắc kích thước lớn. Theo nguyên tắc thị trường thì cái gì hiếm nó sẽ tăng giá, nên gom hàng Trắc là kênh đầu tư và giữ giá trị đáng tin cậy.

go-trac-va-cach-nhan-biet
Còn thành phần dân buôn gom hàng lướt sóng kiếm lời bằng vốn vay thì là câu chuyện khác. Cơn sốt nóng lạnh của gỗ Trắc đã gây ra khá nhiều thảm cảnh tay trắng cho những người thiếu nhạy bén, nhưng thừa lòng tham.

Để nhận biết gỗ trắc, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :

(i) Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
+ Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Tom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có tom màu đen.
(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục.
(iii) : Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim …
Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai

Cần phân biệt Trắc đen với Trắc đỏ nhưng bị ngâm nước nên chuyển sang đen, nó thường ở dạng gỗ Lũa

(chờ cập nhật)

Loạt ảnh sản phẩm gỗ Trắc em đã bán hoặc đang sở hữu

Trắc đỏ nhưng bị ngâm nước nên 1 phần bị đen

Bài viết chuyên sâu về gỗ Trắc, bài của bác Khoa Úc khảo nghiệm và biên soạn

Chú thích:

1. Các giả dụ trong bài viết này là đa số và trung bình.

2. Chữ viết tắt: DCRT = Dày cơm rẻ tiền, Đông Nam Á = ĐNA, Trung Quốc = TQ, Việt Nam = VN, hđls = hoàng đàn Lạng Sơn

3. Bài viết này được viết hoàn toàn độc lập với các bài viết khác.

4. Việc TQ thu gỗ cẩm ít hơn gỗ trắc là một trong nhiều dấu hỏi lớn mà cộng đồng gỗ mỹ nghệ ở VN vẫn chưa thật sự sáng tỏ với nhiều ý kiến chủ quan trái chiều! Tác giả đưa ra giả thuyết trong bài này nhằm có thể phần nào đưa ra ánh sáng câu trả lời về dấu hỏi cẩm-trắc. Mong được đóng góp về mặt kiến thức cho bài viết hoàn thiện hơn. Đa tạ.

Giả thuyết:

Trung Quốc thường thu mạnh gỗ ngâm nước và rượu cho dung dịch không bị “dơ”.

Mục đích:

Chứng minh giả thuyết trên bằng cách ngâm nước và rượu mùn của các loại gỗ liên quan.

A. Sơ lược:

Theo trào lưu gỗ mỹ nghệ, TQ thu mạnh gỗ thuộc chi Đậu (Dalbergia) tại VN như sưa (Dalbergia tonkinensis), trắc (Dalbergia cochinchinensis) và cẩm (Dalbergia oliveri). Hương (Pterocarpus macrocarpus) và gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) không cùng chi với sưa, trắc, cẩm và ít được thu hơn.

Vị trí địa lý của Bắc VN giáp ranh nhiều cửa khẩu với TQ nên việc TQ sang VN và giao lưu trao đổi gỗ mỹ nghệ ở Bắc VN là điều dễ hiểu. Làng nghề Đồng Kỵ là nơi có rất nhiều thương lái TQ thăm viếng săn lùng hàng độc, đẹp đem về TQ coi như một cách “trộm máu” của VN. Không chỉ gỗ mỹ nghệ mà các loại lâm sản đắt tiền khác như sừng tê, ngà voi vẫn được TQ thu. Thị trường gỗ mỹ nghệ ở VN có tỷ lệ trắc:cẩm vào khoảng 60:40 tính đến nửa cuối 2015.

Đã từ lâu, giới mỹ nghệ Bắc VN sưu tầm gỗ trắc và hương coi như là cặp đôi đối diện với cẩm và gõ đỏ (cà te) được chuộng hơn ở Nam VN. Giới mỹ nghệ Nam VN cũng bị ảnh hưởng bởi TQ và giới mỹ nghệ Bắc VN nên gỗ trắc phần nào nhỉnh hơn một chút ở Nam VN hơn là gỗ cẩm ở Bắc VN. Nếu nói rằng TQ ở xa Nam VN hơn Bắc VN nên cẩm không được TQ chuộng cũng chưa hẳn đúng! Trao đổi với nhiều thợ và các cao nhân gỗ mỹ nghệ lâu năm họ cũng không hiểu tại sao TQ thu trắc mạnh hơn cẩm. Cũng nhấn mạnh rằng TQ vẫn thu cẩm nhưng số lượng thì ít hơn trắc. Người viết tin rằng có một nguyên nhân xâu xa vẫn còn chưa được khai tỏa!

Gỗ trắc có vân đẹp và tom rất mịn, gỗ đanh mặt vì tom trắc thưa, ngắn và vân của gỗ trắc ít có vảy/vằn/đốm trắng như cẩm/hương. Chà mặt gỗ trắc cho màu đỏ carrot, mùi gỗ trắc hơi chua, gỗ rất cứng và có tỷ trọng nặng hơn hương. Gỗ trắc thuần tuý có 2 loại chính là trắc đỏ và trắc đen. Ngoài ra còn có trắc Nam Phi và trắc dây từ rừng Khánh Hoà và miền Trung VN cũng được điêu khắc VN chuộng.

Gỗ cẩm có vân khá đẹp, thường có vằn trắng trong vân gỗ giống vân gỗ hương, gỗ đanh mặt, tom mịn dài ngắn và nhiều hơn trắc nên có thể nói trắc nhìn đanh hơn cẩm, gỗ nặng hơn gõ đỏ. Khác với trắc, họ cẩm có rất nhiều loài phổ biến gồm: lai, loang, phèo, sừng (thối), thị, liên, … mà cá nhân người viết chưa có duyên để thu mẫu và giám định kỹ từng loại cẩm của VN. Ngoài ra cẩm từ nước bạn Lào có vân rất đẹp, nhưng cẩm từ Campuchia có vân không đẹp bằng có thể do thổ nhưỡng. Lưu ý là cẩm và gõ được người chơi ở Nam VN chuộng vì lâu xuống màu hơn trắc và hương, vân cẩm khá đẹp. Cả 4 loại đều là gỗ quý nên rất bền, ít bị cong vênh hay mối mọt.

B. Nhận xét chủ quan từ cộng đồng:

Người viết đã tìm hiểu và trưng cầu ý kiến từ các cao nhân gỗ mỹ nghệ ở VN “tại sao TQ thu cẩm mạnh hơn trắc” và nhận được các ý kiến chủ quan như sau:

1. TQ thích gỗ màu sẫm do thị trường TQ rất chuộng đồ mỹ nghệ mang tính hoài cổ. Trắc ít nứt hơn mun sừng và xuống màu nhanh hơn cẩm nên được chuộng.

2. Một số ý kiến cho rằng cẩm nứt nhiều hơn trắc nhưng lập luận ngược lại tồn tại từ các cao nhân thâm niên. Cho nên khách quan người viết nhận thấy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

3. Về chất lượng gỗ, cẩm và trắc là gỗ quý, có chất lượng tương đương: cứng, nặng, tom mịn, mặt gỗ đanh, không bị mối mọt, co ngót ít. Gỗ tuy rất cứng nhưng dai nên dễ chế tác hơn mun sừng.

C. Nhận xét chủ quan theo tên gọi:

Đào sâu về tên gọi để hiểu thêm về Trắc và cẩm. Gỗ trắc trên tiếng Anh là Siamese Rosewood, dịch ra tiếng Việt là Trắc Thái Lan hay Trắc Đông Dương vì cây Trắc mọc phổ biến ở Lào, VN, Campuchia và Thái Lan. Tên chữ của gỗ trắc theo tiếng TQ là:

红酸枝 = Trắc đỏ và 黑酸枝= Trắc đen,

dịch ra tiếng Việt là “gỗ axít màu đỏ” và “gỗ axít màu đen”. Gỗ trắc được liệt vào nhóm “gỗ đỏ” hay “hồng mục”. “Màu đỏ” chỉ sự tương đối chứ không hàm ý là gỗ trắc lúc nào cũng “đỏ”. Từ “axít” được thể hiện rõ qua mùi hơi chua của gỗ trắc. Chú ý yếu tố màu đỏ và đen ở đây rất quan trọng và trùng hợp với nhận xét chủ quan ở trên. Gỗ trắc xuống màu khá nhanh với khoảng thời gian 12 tháng có thể sẽ xẫm màu tuỳ theo độ tiếp xúc với ánh sáng của gỗ. Để ý rằng tên chữ “gõ đỏ” thật ra không “đỏ” như miêu tả mà gỗ có màu vàng nâu sáng, thỉnh thoảng có gân/vằn/tia đen giống da hổ nên gõ đỏ cũng được gọi là hổ bì. Vì gõ đỏ lâu xuống màu nên không được TQ chuộng, tom gõ hơi thô như hương nên về độ “đanh” không bằng cẩm.

Gỗ cẩm có trên tiếng Anh là Burmese Rosewood, có tên tiếng Việt là Trắc Miến Điện. Rõ ràng rằng trắc và cẩm thuộc cùng họ “Rosewood” trong chi Đậu và có liên hệ khá gần nhau. Gỗ cẩm có tên theo tiếng TQ là 白酸枝, dịch ra tiếng Việt “gỗ axít màu trắng”. Để lý giải “màu trắng” của cẩm có 2 ý chính:

1. Cẩm sáng màu hơn trắc nên có thể nói là “trắng” hơn trắc.

2. Cẩm có gân/vảy trắng trong thớ, trong khi đó trắc rất ít có. Nên có thể nói cẩm có tố chất “trắng” nhiều hơn trắc. Gân trắng của cẩm có khả năng cao tạo độ “dơ” trên mặt gỗ khiến mắt nhìn không đồng nhất. Chi tiết này được kiểm tra khách quan bên dưới. Các phân tích ở trên phản ánh trung thực tố chất của gỗ cẩm cũng có mùi chua nhẹ (axit) nhưng màu thì không “đen và đỏ” bằng trắc vì cẩm lâu xuống màu hơn trắc rất nhiều. Chú ý rằng gỗ cẩm thường có màu đỏ bầm, không có “màu trắng” và cẩm có màu sáng hơn trắc. “Màu trắng” của gỗ cẩm chỉ được dịch sang tiếng Việt một cách tương đối.

Trong tiếng Việt có câu “trắng tay” hàm ý không may mắn. Theo điển tích dân gian, gương mặt màu trắng hoặc bạch diện tượng trưng cho sự điêu ngoa và màu đen được ví như màu của sự thành thật. Một ví dụ điển hình là Ngài Bao Công có gương mặt màu đen trong phim ảnh và truyền thuyết mặc dù Ngài bẩm sinh không có gương mặt đen, chứng tỏ màu đen là màu của công lý. Chi tiết này cho thấy sự lợi thế của trắc dựa theo tín ngưỡng nhân gian ngàn đời qua nhiều thế hệ nên rất khó thay đổi. Cũng xin đừng quên rằng màu trắng qua Bạch Hổ hay Lân và màu đen qua Huyền Vũ là 2 màu trong Tứ Linh. Nên khách quan nhận xét, quy luật dân gian có thể không mang tính khoa học chặt chẽ mà thường bị chế ngự bởi tín ngưỡng.

D. Nhận xét khách quan theo thẩm định mùn gỗ trong nước và rượu — Cách thẩm định khách quan cần nhiều thời gian nên chỉ tiến hành ở nơi thuận tiện.

Để xác định khách quan và xua tan sự huyền bí của “bổ đề cẩm-trắc”, người viết đưa ra giả thuyết bên trên và mục đích chứng minh khách quan giả thuyết này bằng cách ngâm mùn của các loại gỗ liên quan vào nước và rượu trắng. Trước tiên, định nghĩa vân gỗ “dơ” và “sạch”:

1. Vân gỗ “dơ”: nhìn vào hơi bị rối mắt do tổng thể có cảm giác không đồng nhất! Ví dụ: gỗ hương, cẩm, …

2. Vân gỗ “sạch”: nhìn vào không bị rối mắt do tổng thể có cảm giác “trong” và đồng nhất! Ví dụ: gỗ sưa, tử đàn Ấn Độ, …

Kết quả ngâm nước:

Hình 1 cho kết quả ngâm nước mùn của các loại gỗ liên quan.
Hình 1: mùn của gỗ sưa, cẩm, hương, trắc, gõ đỏ và tử đàn Ấn Độ ngâm nước.

Gỗ cẩm, gõ và hương ngâm nước nhìn “dơ” hơn gỗ sưa và tử đàn Ấn Độ rất nhiều và dơ ít hơn so với trắc, phản ánh trung thực cái “dơ” trong vân gỗ cẩm, gõ, trắc và hương so với sưa và tử đàn!

Chú ý:

(i) Gỗ trắc ngâm nước nhìn “sạch” hơn hương, gõ và cẩm nhưng “dơ” hơn tử đàn Ấn Độ và sưa! Đây có thể là một trong nhiều nguyên nhân chính TQ thu trắc mạnh hơn cẩm!

(ii) Mùn gỗ trắc ngâm nước và rượu vẫn bị “dơ”.

(iii) TQ vẫn thu cẩm nhưng ít hơn trắc, phản ánh sự đa dạng của thị trường gỗ mỹ nghệ ở TQ. Kết quả ngâm nước khẳng định đẳng cấp của sưa và tử đàn Ấn Độ là 2 loại gỗ đắt nhất thế giới đến thời điểm viết bài này vào cuối 2015.

Kết quả ngâm rượu:
Hình 2: mùn của gỗ sưa, cẩm, hương, trắc, gõ và tử đàn Ấn Độ ngâm rượu.

Kết quả ngâm rượu của sưa “dơ” hơn tử đàn Ấn Độ và cũng không “sạch” hơn trắc nhiều, cho thấy:

(i) Tử đàn Ấn Độ là vương mộc với chất gỗ khá toàn diện.

(ii) Ngâm nước mùn gỗ dễ phát hiện độ “dơ” hơn ngâm rượu mặc dù sách của TQ chỉ dùng rượu trắng để thẩm định và phân loại gỗ.

E. Xếp hạng các loại gỗ theo độ “sạch”:

Qua kết quả thẩm định mùn gỗ trong nước, độ “sạch” của 6 loại gỗ được xếp hạng như sau:

1. Tử đàn Ấn Độ, sưa

3. Trắc

4. Cẩm và hương

6. Gõ đỏ

Qua kết quả thẩm định mùn gỗ trong rượu, độ “sạch” của 6 loại gỗ được xếp hạng như sau:

1. Tử đàn Ấn Độ

2. Sưa, trắc, cẩm

5. Hương

6. Gõ đỏ (mùn bị đóng cục)

Xếp hạng theo độ “sạch”:

1. Tử đàn Ấn Độ

2. Sưa

3. Hđls (như phân tích bên dưới)

4. Trắc

5. Cẩm

6. Hương

7. Gõ đỏ

F. Kiểm tra kết quả và đưa ra nhận xét:

So sánh khách quan với bảng xếp hạng trong bài viết Khai bút — Giáp Ngọ 2014 được viết 2 năm trước:

1. Sưa Hải Nam (53)

2. Tử đàn Ấn Độ (52)

3. Sưa VN (50)

4. Tử đàn Châu Phi (45)

5. Hđ Lạng Sơn (43)

6. Gỗ trắc VN (41)

7. Mun sừng (39)

8. Thuỷ tùng (34)

có thể thấy được sự trùng hợp rất khách quan, chứng tỏ các lập luận trong 2 bài viết là có căn cứ. Cần nhấn mạnh rằng tuy bài viết này là hoàn toàn độc lập, khoa học và không liên quan đến kết quả của bài viết Khai bút — Giáp Ngọ 2014, khách quan nhận xét, cả 2 bài viết đều đi đến cùng 1 kết luận. Kiểm tra kết quả thẩm định ngâm mùn hđls vào nước/rượu với kết quả ngâm nước/rượu của trắc, sưa, tử đàn Ấn Độ trong bài này có thể thấy mùn của hđls ngâm nước/rượu:

(i) “sạch” hơn trắc

(ii) ít bị đóng cục như gõ đỏ

(iii) có kết tinh màu tím do đó dễ bị bào mòn và đổi màu khi tiếp xúc với nước/rượu.

(iv) độ “sạch” dung dịch của hđls, sưa, tử đàn Ấn Độ là gần bằng nhau nhưng hđls bị đóng cặn tím dưới đáy nên tổng thể không “sạch” bằng sưa và tử đàn Ấn Độ. HĐLs ngâm nước/rượu cho dung dịch “sạch” nhưng vì tỷ trọng thấp hơn sưa, hđls tuy bị TQ thu mạnh vài chục năm trước và hiện gần tuyệt chủng, đến thời điểm này không bị TQ săn lùng ráo riết bằng sưa (vì không có để thu!) như đã phân tích trong bài Hoàng đàn vs. Bách — Niềm tự hào Việt Nam.
Hình 2a: so sánh kết quả ngâm mùn hđls, trắc trong nước và rượu

Kết quả thẩm định trong bài này và bài Khai bút — Giáp Ngọ 2014 cho thấy gỗ càng “sạch” thì càng quý và càng được chuộng, chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng với 3 loại gỗ đứng đầu danh sách “sạch” ở VN: sưa, HĐLs, trắc, bị TQ thu mạnh tính đến cuối 2015.

G. Một khiá cạnh khác… cùng suy ngẫm…

Để tiện so sánh và hình dung, tác giả vẽ ra biểu đồ DCRT dùng dữ liệu bên dưới:

1. Độ cứng của gỗ trắc khoảng 10,790N, tỷ trọng 1,035kg/m3.

2. Độ cứng của cẩm lai 12,060N và tỷ trọng khoảng 940kg/m3.

3. Độ cứng của gỗ hương 9,550N và tỷ trọng khoảng 865kg/m3.

4. Độ cứng của gõ đỏ 8,050N và tỷ trọng khoảng 805kg/m3.

5. Độ cứng của tử đàn Ấn Độ 7,983N và tỷ trọng 1,215kg/m3.

6. Độ cứng của sưa 7,800N và tỷ trọng 825kg/m3.
Hình 3: chỉ số DCRT của các loại gỗ liên quan.

Chú ý rằng tử đàn Ấn Độ và sưa có chỉ số DCRT thấp nhất nhưng là 2 loại gỗ đắt nhất tính đến cuối 2015. Gỗ trắc, gõ, hương, sưa có gần bằng chỉ số DCRT cho thấy gỗ sưa trước năm 2000 được VN xếp hạng ngang với gỗ hương là có căn cứ. So với thực tế, thị trường mỹ nghệ VN và TQ đi ngược với biểu đồ DCRT: gỗ “dày cơm đắt tiền” sẽ được chuộng. Vì thế có thể dùng biểu đồ DCRT để phần nào “đoán ngược” sự biến đổi của thị trường gỗ mỹ nghệ ở VN và TQ trong tương lai. Vì sự ngoại lệ của mun Cameroon với chỉ số DCRT cao nhất, biểu đồ DCRT có thể dùng để tìm hiểu thị trường gỗ mỹ nghệ không thuộc ĐNA.

H. Kết luận:

1. Gỗ có gân trắng/vàng/đen thường bị “dơ”.

2. Ngâm nước và ngâm rượu mùn gỗ có thể thấy được độ “dơ/sạch” của gỗ. Gỗ càng quý thì kết quả thử nước/rượu càng “sạch”.

3. Gỗ “sạch” với tỷ trọng cao như sưa và trắc là cực phẩm của VN, đã và đang bị TQ săn lùng ráo riết.

4. Thị trường TQ vẫn thu gỗ cẩm nhưng họ thu trắc nhiều hơn. Kể từ lúc tranh chấp Biển Đông diễn ra căng thẳng vào giữa 2014, giá của gỗ trắc, cẩm, hương, gõ xuống mạnh. Giá của sưa và tử đàn Ấn Độ không xuống và vẫn giữ được giá.

5. Biểu đồ DCRT có thể dùng để phần nào đoán ngược sự luân chuyển của thị trường gỗ mỹ nghệ ở VN và TQ.