Tên Việt Nam:SƠN HUYẾT,
Tên khác:SƠN TIÊU, SƠN RỪNG
Tên Latin:Melanorrhea laccifera Pierre
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ: Cam Rutales
Đặc tính của cây Sơn Huyết.
Cây gỗ lớn, cao 20 – 30m, đường kình 30 – 50cm, thân thường không thẳng. Vỏ ngoài màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗi bì sáng, thịt vỏ dày 7 – 8mm, có nhựa mủ vàng sau cứng lại và màu đen. Lá, đơn dai, mọc cách, 1a,d+2d, B1+2a.
Gỗ Sơn Huyết phân bố ở đâu ?
Cây Sơn Huyết phân bố chủ yêu ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan….
Việt Nam: cây mọc rải rác ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, Kiên Giang, (Bình Châu) Bà Rịa-Vũng Tàu …..
Mùa hoa tháng 10 – 12. Mùa quả tháng 2 – 4.
Cây gỗ Sơn Huyết mọc trong rừng thưa, rải rác hay thành từng đám, ít khi gặp ở rừng kín thường xanh, mọc ở độ cao từ 200 đến 1.000m trên các loại đất cát nghèo, rất ít khi phân bố trên các loại đất có độ ẩm cao.
Cây gỗ Sơn Huyết tăng trưởng trung bình: Khi 40 tuổi có nhiều hoa 17m và đường kính 30cm.
Gỗ sơn huyết nhóm mấy ?
Trong danh mục các nhóm gỗ ở Việt Nam thì gỗ Sơn Huyết được xếp vào loại gỗ nhóm 1. Tiêu chí đanh giá của những loại gỗ nằm trong gỗ nhóm 1 này là dựa vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm và cực kì quý hiếm, ngày càng khan hiếm, có giá bán rất cao.
Công dụng của gỗ sơn huyết
Gỗ sơn huyết là dòng gỗ quý, lõi cứng, không mối mọt, vân gỗ mịn với màu đỏ tươi như đúng tên gọi của nó – dòng máu của núi rừng.
Gỗ sơn huyết thường được dùng làm đồ gỗ thông dụng, đồ gỗ mỹ nghệ cũng như đồ gỗ phong thủy với ý nghĩa mang lại sự bền vững, chắc chắn trong công việc và cuộc sống.
Những sản phẩm được làm từ gỗ sơn huyết
Bàn ghế gỗ sơn huyết
Những chiếc lục bình bằng gỗ sơn huyết
Sàn gỗ sơn huyết
Chiếc vỏ gỗ điện thoại được gia công từ gỗ sơn huyết