Author Archives: admin

Gỗ Da Báo

Gỗ da báo theo tên gọi của người dân địa thì loại gỗ này thường sinh trưởng trong rừng sâu mọc trên núi đá . Sản lượng gỗ rất ít.

go_da_bao

Gỗ da báo có đặc tính như thế nào ?

Đặc tính của loại gỗ da báo là những đường viền đen vòng tròn theo thân gỗ giống như da của con báo. Có thể chống mối mọt , có độ bền cao tính mềm, dẻo, độ thẩm mỹ cao nên thích hợp làm hàng thủ công mỹ nghệ, cột trụ cầu thanh, gỗ ốp tường đẹp một cách tự nhiên của màu gỗ.

go_da_bao

Theo lời của một cán bộ chuyên đi đo đạc rừng thì đây là một loài gỗ quý hiếm chưa có trong danh sách gỗ của Việt Nam nên cũng chưa biết nó thuộc nhóm gỗ nào , chủng loại và đặc biệt chỉ có ở một địa phương duy nhất của Miền Trung Việt Nam mà thôi. Gỗ này trên thị trường rất ít lưu thông.

go_da_bao

Cây gỗ đường kính từ 25cm – 60cm. Phần bên ngoài và ruột gỗ thường ít được sử dụng, chỉ phần lõi gỗ có chất lượng đanh chắc mới được sử dụng nên khi xẻ rất khó để thu được các tấm gỗ rộng.

go_da_bao

go_da_bao

Chất gỗ là sự kết hợp từ hai màu vàng – đen của da báo, hai màu chủ đạo tượng trưng cho sự quý phái. Vân gỗ khi đan cài, khi uốn lượn, tạo nên nét độc đáo và sang trọng. Dăm gỗ cứng và thô. Gỗ Da báo đanh, chắc, nặng hơn cả gỗ Lim.

Phần thịt gỗ có khả năng chống mọt tốt, có thể làm các đồ nội thất, trang trí, ván sàn, sàn ngoài trời, sàn bể bơi và các sản phẩm ngoại thất khác.

201204152443_3cap

Vì đây là một loại gỗ có tỉ khối và độ cứng rất lớn nên đòi hỏi người thợ phải có trình độ kỹ thuật cao. Tất cả các khâu trong quá trình sản xuất bao gồm sấy, cắt, dán keo (nếu có), sơn đều cần kỹ thuật xử lý cao cấp. Sản phẩm làm ra sẽ có bề mặt rất mịn, không thay đổi theo thời gian.

go_da_bao

Da báo là loại gỗ có độ bền tương đối cao. Gỗ chịu được thời tiết khắc nghiệt và côn trùng xâm hại.

Đúng như tên gọi, gỗ Da báo là biểu tượng cho sự nhanh nhạy và bản lĩnh thành công.

Tìm Hiểu Về Gỗ Cẩm

Tại Việt Nam hiện nay thị trường gỗ đang rất phát triển, với nhiều ưu thế nổi bật cùng độ đang dạng và phong phú về nhiều chủng loại khác nhau nhưng để chọn lựa cho mình một loại gỗ phù hợp thì không phải điều đơn giản.  Tại thị trường gỗ hiện nay được ưa chuộng thì cũng điểm mặt một số loại gỗ quý  và được nhiều người săn lùng như mun, trắc, cẩm, lim….

Nay Thư Viện Gỗ giúp bạn tìm hiểu sâu về một trong những loại gỗ này. Chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu về loài gỗ cẩm đây là một trong những loại gỗ có sức tiêu thụ rất lớn trên sàn gỗ nói chung.

Để tìm hiểu gỗ cẩm chúng ta sẽ chia nhỏ nội dung và phân tích để có thể hiểu sát hơn về loài gỗ này.

I. Gỗ Cẩm có bao nhiêu loại. 

Nói sơ lược về gỗ cẩm thì đây là một loại gỗ có rất đông họ hàng như gỗ cẩm chỉ, gỗ cẩm thị, cẩm nghệ, cẩm vân, cẩm nghệ…. Rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau và phân bố rộng rãi ở các vùng miền. Tùy vào vùng miền mà cái tên gỗ cẩm cũng được người dân gọi theo những đặc trưng nổi bật của từng loại cẩm để dễ phân biệt.

Đã là gỗ cẩm thì bất cứ loại nào đều có những đặc tính như: chất gỗ cứng và chắc, toàn thân gỗ đều có những đường vân nhỏ mảnh chạy khắp, là gỗ tốt ít bị mối mọt hay nứt nẻ, điểm nữa là loại gỗ này thường có mùi như cây tre ngâm nước lâu ngày mùi thum thủm.

Đó là đặc điểm chung của gỗ cẩm nhưng còn tùy thuộc vào từng loại gỗ cẩm sẽ có thêm những đặc tính riêng của loại gỗ đó và cũng chính những đặc điểm riêng đó quyết định đến sự khác biệt riêng và giá của tùng loại gỗ cẩm. Hiện nay trên thị trường gỗ cẩm có giá  cao nhất là gỗ cẩm thị, rồi tới cẩm lai còn các loại gỗ cẩm khác thì tùy từng nhà cung cấp tùy thời điểm mà có giá khác nhau.

1.1 – Gỗ Cẩm Thị.

Gỗ cẩm thị có đường vân rất to và rõ nét, đẹp, độ tương phản giữ màu của gỗ và màu của gỗ cũng khá rỗ ràng điều này làm cho lọa gỗ này được ưa chuộng hơn cẩm lai trên thị trường vì khi ra thành phẩm vân gỗ rất nổi bật và đẹp mắt, nhưng nếu không để ý kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn với các loại gỗ khác cũng có những đặc điểm gần như vậy.

cam-thi-lao

Chất lượng và giá cả của gỗ cẩm thị đôi khi cũng giao động theo vùng đất nó sinh trưởng. GỗCẩm Thị phân bổ nhiều ở khu vực Tây Nguyên, Khánh Hòa . Vùng đất càng cằn cỗi thì gỗ Cẩm thị cho chất lượng càng đẹp . Phan Rang là địa danh đặc hữu có những sản phẩm Cẩm thị được đánh giá là đẹp nhất.

go-cam-thi

Mun Hoa và Cẩm thị là Anh Em song sinh . Chúng tương đối giống nhau về hình thức chỉ khác đôi chút về độ sẫm nhạt của màu gỗ. Về giá cả có thời gian gỗ Cẩm thị đắt hơn Mun Hoa chút nhưng thời điểm này Cẩm thị đang dần bị lép vế.
Miền Bắc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất cả nước . Với khi hậu gió mùa hanh khô . Độ ổn định của Cẩm thị kém Mun rất nhiều nên nứt vỡ co ngót rất lớn cũng bởi vậy vài năm trở lại đây Cẩm thị đang thất sủng …

1.2. Gỗ Cẩm Chỉ.

Gỗ Cẩm Chỉ  là một trong những loại gỗ có vân rất đẹp. Đúng như tên gọi của nó thì gỗ cẩm chỉ có những đường vân chỉ nhỏ chạy dọc thân cây nên được người dân gắn cho cái tên là cẩm chỉ.

gal_107441_5274dd2c871ba

Gỗ cẩm chỉ ngoài những đặc điểm chung của gỗ cẩm ra loại này nổi bật lên với các đường vân khá mảnh và nhỏ chạy khắp thân gỗ, mặt gỗ. Với tom gỗ mịn, vân gỗ dày và không có quy luật nên hầu hết các sản phẩm được làm từ gỗ cẩm chỉ thường rất đa dạng, phong phú và đẹp mắt.

go-cam-chiTrên thị trường gỗ hiện nay giá thành của gỗ cẩm chỉ thuộ mức trung bình nên gỗ cẩm chỉ được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nội thất gia đình. Các sản phẩm từ gỗ cẩm chỉ rất phù hợp với các gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải nhưng nhu cầu sử dụng đồ gỗ cao thì việc lựa chọn đồ gỗ cẩm chỉ không phải là một lựa chọn tồi.

TheGioiVoGo.com-001f

1.3. Gỗ Cẩm Nghệ.

Gỗ cẩm nghệ thì cũng như tên gọi của nó nên gỗ có màu vàng tựa như nghệ. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là gỗ cẩm vàng bởi màu sắc của nó nên được người dân đặt tên để dễ phân biệt với các loai gỗ khác.

Gỗ cẩm nghệ thuộc họ với các dòng gỗ cẩm khác nên có đặc tính là chất gỗ cứng và chắc, ít mối mọt  và  có giá trị kinh tế cao.

1.4. Gỗ Cẩm Sừng ( hay tên gọi khác là Gỗ Cẩm Thối)

Tại sao trong các loại gỗ thường có kèm theo là sừng hay nghệ. Mục đích chính của việc gọi để dễ nhận biết các loại gỗ. Dựa vào sừng và nghệ vì nói đến thì ai cũng hiểu được về màu sắc của nó. Nên vì đó gỗ cũng được gọi ghép thêm với những loại này để dễ phân biệt.

san-pham-go-cam-sung

Gỗ cẩm có màu đen thì thường được gọi là cẩm sừng, cũng tương tự với những gỗ như mun sừng, hương sừng.

san-pham-go-cam-2

Gỗ cẩm sừng có màu đen sẩm tựa như sừng, gỗ này có mùi thum thủm và mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác nên còn được người dân gọi với cái tên là cẩm thối.

II – Phân loại gỗ.

Để phân loại gỗ thường được dựa vào những tiêu chí sau:

1. Dựa vào tỉ trọng:

Tỉ trọng được đo lúc độ ẩm của gỗ là 15%, gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý càng cao

– Gỗ thật nặng: Tỷ trọng từ 0,95 – 1,40

– Gỗ nặng: Tỷ trọng từ 0,80 – 0,95

– Gỗ nặng trung bình: Tỷ trọng từ 0,65 –0,80

– Gỗ nhẹ: Tỷ trọng từ 0,50 – 0,65

– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,20 – 0,50

– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,04 – 0,20

2. Phân nhóm cho gỗ:

– Nhóm I: Nhóm gỗ quí nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như: Lát hoa, Cẩm lai, Gõ…

– Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…

– Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…

– Nhóm IV: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ, Re…

– Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc như: Sồi Dẻ, Trám, Thông…

– Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến như: Rồng rồng, Kháo, Chẹo…

– Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp như: Côm, Sổ, Ngát, Vạng…

– Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao như: Sung, Côi, Ba bét, Ba soi…

Vậy dựa vào những đặc tính của gỗ cẩm thì gỗ cẩm được xếp vào nhóm gỗ loại 1 – nhóm gỗ quý nổi tiếng trên thị trường.

III- Công dụng của gỗ cẩm.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người và phù hợp với đặc tính của loại gỗ cẩm mà có những sản phẩm khác nhau.

Bởi sự quý và hiếm của gỗ cẩm thì thường được sử dụng làm đồ gỗ trang trí nội thất, mỹ nghệ cao cấp.

go-cam-lai

Tượng ông Di Lặc bằng gỗ cẩm lai.

go-cam-lai

Bàn ghế gỗ cẩm thị

wpy1377246720

Bộ bàn ghế gỗ cẩm lai được rao bán với giá 500 triệu.

IV- Giá thành của gỗ cẩm Lai. 

Hiện nay trên thị trường thì gỗ thường được bán theo kiểu gỗ tròn, gỗ hộp, hay gỗ xẻ. Tùy theo đường kính và kiểu sẽ có những giá khác nhau.

Giá bình quân của một khối hỗ cẩm lai hiện nay vào khoảng 45 đến 60 triệu đồng 1 khối.


Bài viết liên quan:

Gỗ nu là gì?

Gỗ Trắc Xanh

Gỗ Trắc Đen

Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.

Gỗ Đổi Màu

Gỗ Trắc Thối là gì ?

 Gỗ Trắc Thối là một tên gọi khác của cây gỗ sưa, thường được sử dụng ở miền bắc, Việt Nam.

Tuy gọi trắc thối là cây gỗ sưa, nhưng cách hiểu và sự hiểu biết về cây gỗ sưa của mỗi người có sự khác nhau dẫn đến nhầm lẫn giữa cây này với cây khác, giữa cây có giá trị cao và cây có giá trị thấp.

go-trac-thoi

Sưa có tán thưa, hoa trắng và thơm, có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố.

resize_image

Gỗ Trắc Thối cho mùi thơmthoang thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt cháy thì tàn có màu trắng đục, mùi rất khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ Sưa thì phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với phần gỗ giác. Gỗ sưa có thớ mịn, vân thớ gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúathường dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu nước ngoài đổ xô đi săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế. Người ta cho là khi quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.

Vòng-go-sua
Do đặc điểm hoa trắng, có mùi thơm, tán rộng, cho nên người ta có thể trồng làm cảnh tại các con đường, tuyến phố. Nghe nói theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng kết hợp với dạ dày nhím để làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Có nơi còn chiết suất một số chất có trong gỗ sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày. Do đó gỗ trắc thối hay gỗ sưa được thổi lên giá rất cao.


Bài viết liên quan:

Gỗ Trắc Xanh

Gỗ trắc dây thuộc nhóm mấy ?

Gỗ Trắc Đen

Gỗ Trắc Đỏ giá bao nhiêu ?

Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.

 

 

Gỗ Đổi Màu

Gỗ đổi màu được phát hiện và ưa chuộng trong thời gian gần đây. Loại gỗ này có màu xanh ngọc tương tự như gỗ trắc xanh. Loại gỗ này được biết tới nhiều ở huyện Krông Năng – Đắk Lắk. Với đặc tính khá kỳ lạ của loài gỗ này là có thể đổi màu theo ánh sáng. Trong giới chơi gỗ thì cây gỗ đổi màu còn được gọi với các tên gọi khác nhau như: trắc tía, trắc xanh,, bách xanh, tắc kè, kỳ đà…
Nhưng các cơ quan chức năng lại cũng chưa xác định tên gọi cũng như giá trị thì cây đổi màu đang bị những người dân nơi đây săn nùng ráo riết và nó có nguy cơ tuyệt chủng.

go-doi-mau

Chuyện về cây gỗ đổi màu khá ly kỳ, khi một số người đi rừng vô tình phát hiện đặc tính đổi màu của loại cây gỗ này. Sau đó chuyện đến tai người dân các xã khác và họ cũng đổ xô vào rừng tìm kiếm, dẫn đến tình trạng gỗ đổi màu đang trên tình trạng khan hiếm.

Đặc biệt vào đầu những năm mới người ta vẫn ra sức vào rừng tìm kiếm nó, với giá cả thì vô tội vạ nên không quản khó khăn hay bị cấm người ta vẫn bất chấp nguy hiểm để săn lùng.

go-doi-mau

Tình hình càng khó khăn này thì Hạt Kiểm lâm Krông Năng đã tăng cường tuần tra hơn, xử phạt mạnh tay hơn nữa. Theo Ông Nguyễn Văn Kiểm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Krông Năng, giải thích ” đến nay thì chúng tôi cũng chưa xác định chính xác tên loại gỗ này, các cơ quan chức năng thời gian qua cũng chưa có ý kiến về loại gỗ này.  Vì vậy, khi bắt được đối tượng vận chuyển, chúng tôi chỉ tạm xếp loại gỗ này vào nhóm gỗ tạp mà thôi, nó được quy vào nhóm 5.

Người dân huyện Krông Năng hiện khai thác gỗ đổi màu thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar và họ vận chuyển về huyện qua khu vực của ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng.

Gỗ Trắc Xanh

Gỗ Trắc Xanh mọc nhiều ở vùng đông nam bộ, đặc điểm cây cứng và có mùi thơm nhẹ, Gỗ trắc xanh có thớ mịn, dòn,dễ chế biên, mặt cắt gỗ không hề bị dấu nức nẻ và rất mịn, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng. Với những đặc tính hết sức đặc trưng và hữu dụng trên, gỗ trắc xanh đặc biệt thích hợp cho ngoại thất, đặc biệt dùng trong xây dựng cầu và làm xuồng ghe vì có tính chịu nước cực tốt và bền.

Go-trac-Xanh
Ưu điểm gỗ trắc xanh ?
Gỗ trắc xanh thân gỗ đẹp dễ chế biến, thớ gỗ mịn, khi để gỗ khô thì không bị nứt nẻ và cũng không bị biến dạng. Gỗ Trắc xanh khá bền tính chịu lực cao, không bị mối mọt. Gỗ trắc xanh ban đầy xẻ ra có màu vàng nhạt, nhưng để một lúc sau, đặc biệt là ra ngoài ánh nắng thì gỗ chuyển qua màu xanh rất đẹp.

Go-trac-Xanh

Khi được đánh bóng thì gỗ trắc xanh lên nước rất đẹp, nếu đánh bóng tốt thì nhìn tự như ngọc.

Hiện nay loại gỗ này rất được ưa chuộng và đang trở nên hiếm dần bởi đươc săn lùng rất nhiều.
So với các loại gỗ khác như căm xe, cẩm lai thì gỗ trắc xanh có độ nặng, độ chắc, độ bền về khả năng chịu lưc, chịu va đập tốt hơn hẳn.

Go-trac-Xanh

Gỗ trắc xanh hiện nay rất quý vì số lượng có hạn nhưng nhu cầu gỗ trắc rất cao. Hiện trên thị trường gỗ trắc xanh loại tốt và đẹp có giá lên đến 10 triệu/kg.

Trên thị trường còn có một loại gỗ Đổi Màu nếu không thực sự hiểu biết về gỗ thì khó có thể phân biệt được đâu là đổi màu đâu là trắc xanh. Nên trước khi chọn lựa cho mình một tác phẩm hay gỗ thì cần lưu ý ở điểm này.


Bài viết liên quan:

Gỗ trắc dây thuộc nhóm mấy ?

Gỗ Trắc Đen

Gỗ Trắc Đỏ giá bao nhiêu ?

Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.

Gỗ nu là gì?

Gỗ trắc dây thuộc nhóm mấy ?

Gỗ trắc dây còn có tên gọi khác là gỗ trắc gai, tên khoa học là (Dalbergia tonkinensis) đây là một loại gỗ quý cây bụi lớn hoặc dạng thân leo có chiều dài từ 11 đến 15m, lá của trắc dây có hình mọc cách lông chim có màu hơi đỏ mặt trên và xám mặt dưới. Hoa có màu trắng hoặc ngả vàng và mỗi quả chỉ có 1 hạt, hạt hình thoi dẹp có kích thước 1,2 cm.

P203501_15-01-12

Để phân loại gỗ thường dựa vào những tiêu chí sau:

1. Dựa vào tỉ trọng:

Tỉ trọng được đo lúc độ ẩm của gỗ là 15%, gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý càng cao

– Gỗ thật nặng: Tỷ trọng từ 0,95 – 1,40

– Gỗ nặng: Tỷ trọng từ 0,80 – 0,95

– Gỗ nặng trung bình: Tỷ trọng từ 0,65 –0,80

– Gỗ nhẹ: Tỷ trọng từ 0,50 – 0,65

– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,20 – 0,50

– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,04 – 0,20

2. Phân nhóm cho gỗ:

– Nhóm I: Nhóm gỗ quí nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như: Lát hoa, Cẩm lai, Gõ…

– Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…

– Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…

– Nhóm IV: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ, Re…

– Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc như: Sồi Dẻ, Trám, Thông…

– Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến như: Rồng rồng, Kháo, Chẹo…

– Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp như: Côm, Sổ, Ngát, Vạng…

– Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao như: Sung, Côi, Ba bét, Ba soi…

Vậy Gỗ trắc hay Gỗ trắc dây thuộc nhóm mấy ?  Chúng ta cùng xem bảng phân loại các nhóm gỗ để biết và so sánh.

BẢNG PHÂN LOẠI NHÓM GỖ TẠI VIỆT NAM

TT Tên gỗ Tên khoa học Tên địa phương
1 2 3 4
NHÓM I
1 Bằng Lăng cườm Lagerstroemia angustifolia Pierre
2 Cẩm lai Dalbergia Oliverii Gamble
3 Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis Pierre
4 Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis Pierre
5 Cẩm liên Pantacme siamensis Kurz Cà gần
6 Cẩm thị Diospyros siamensis Warb
7 Dáng hương Pterocarpus pedatus Pierre
8 Dáng hương căm-bốt Pterocarpus cambodianus Pierre
9 Dáng hương mắt chim Pterocarpus indicus Willd
10 Dáng hương quả lớn Pterocarpus macrocarpus Kurz
11 Du sam Keteleeria davidianaBertris Beissn Ngô tùng
12 Du sam Cao Bằng Keteleeria calcaria Ching
13 Gõ đỏ Pahudia cochinchinensis Hồ bì
14 Gụ Sindora maritima Pierre
15 Gụ mật Sindora cochinchinensis Baill Gõ mật
16 Gụ lau Sindora tonkinensis A.Chev Gõ lau
17 Hoàng đàn Cupressus funebris Endl Huỳnh đàn
18 Huệ mộc Dalbergia sp
19 Huỳnh đường Disoxylon loureiri Pierre
20 Hương tía Pterocarpus sp
21 Lát hoa Chukrasia tabularis A.Juss
22 Lát da đồng Chukrasia sp
23 Lát chun Chukrasia sp
24 Lát xanh Chukrasia var. quadrivalvis Pell
25 Lát lông Chukrasia var.velutina King
26 Mạy lay Sideroxylon eburneum A.Chev. Sến đất hoa trùm
27 Mun sừng Diospyros mun H.Lec
28 Mun sọc Diospyros sp
29 Muồng đen Cassia siamea lamk
30 Pơ-mu Fokienia hodginsii A.Henry et thomas
31 Sa mu dầu Cunninghamia konishii Hayata
32 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre
33 Sưa Dalbergia tonkinensis Prain
34 Thông ré Ducampopinus krempfii H.Lec
35 Thông tre Podocarpus neriifolius D.Don
36 Trai (Nam Bộ) Fugraea fragrans Roxb.
37 Trắc Nam Bộ Dalbergia cochinchinensis Pierre
38 Trắc đen Dalbergia nigra Allen
39 Trắc Căm-bốt Dalbergia cambodiana Pierre
40 Trầm hương Aquilaria Agallocha Roxb. Trầm, Aquilaria crassna
41 Trắc vàng Dalbergia fusca Pierre
NHÓM II
1 Căm xe Xylia dolabriformis Benth.
2 Da đá Xylia kerrii Craib et Hutchin
3 Dầu đen Dipterocarpus sp (Chưa xác định rõ)
4 Đinh Markhamia stipulata Seem Đinh
5 Đinh gan gà Markhamia sp.
6 Đinh khét Radermachera alata P.Dop Đinh cánh
7 Đinh mật Spuchodeopsis collignonii P.Dop
8 Đinh thối Hexaneurocarpon brilletii P.Dop
9 Đinh vàng Haplophragma serratum P.Dop Đinh vàng quả khía
10 Đinh vàng Hòa Bình Haplophragma hoabiensis
11 Đinh xanh Radermachera brilletii P.Dop Đinh vàng
12 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv. Lim
13 Nghiến Parapentace tonkinensis Gagnep
14 Kiền kiền Hopea pierrei Hance (Phía Nam)
15 Săng đào Hopea ferrea Pierre Săng đá
16 Sao xanh Homalium caryophyllaceum Benth. Chây nỏ, Nạp ốc
17 Sến mật Fassia pasquieri H.Lec Sến trồng
18 Sến cát Fosree cochinchinensis Pierre Sến mủ
19 Sến trắng
20 Táu mật Vatica tonkinensis A.chev. Táu lá ruối, Táu lá nhỏ
21 Táu núi Vatica thorelii Pierre Táu nuớc, Làu táu nước
22 Táu nước Vatica philastreama Pierre Táu núi, Làu táu nước
23 Táu mắt quỷ Hopea sp (Hopea mollissima)
24 Trai lý Garcimia fagraceides A.Chev Trai
25 Xoay Dialium cochinchinensis Pierre Nai sai mét
26 Vắp Mesua ferrea Linn Dõi
27 Lát khét Chukrasia sp Chò vảy
NHÓM III
1 Bàng lang nước Lagerstroemia flos-reginae Retz
2 Bàng lang tía Lagerstroemia loudoni Taijm
3 Bình linh Vitex pubescens Vahl.
4 Cà chắc Shorea Obtusa Wall Chò núi, Cà chí
5 Cà ổi Castanopsis indica A.DC. Dẻ gai
6 Chai Shorea vulgaris Pierre Chò núi, Cà chắc
7 Chò chỉ Parashorea stellata Kury. Chò đen
8 Chò chai Shorea thorelii Pierre Chai
9 Chua khét Chukrasia sp
10 Chự Litsea longipes Meissn Dự, Kháo xanh
11 Chiêu liêu xanh Terminalia chebula Retz Chiêu liêu
12 Dâu vàng
13 Huỳnh Heritiera cochinchinensis Kost Huẩn, Huỷnh
15 Lau táu Vatica dyeri King Táu trắng
16 Loại thụ Pterocarpus sp Giáng hương
17 Re mit Actinodaphne sinensis Benth Bời lời lá thuôn
18 Săng lẻ Lagerstroemia tomentosa Presl Bằng lăng lông
19 Sao đen Tepana odorata Roxb
20 Sao hải nam Hopea hainanensis Merr et Chun Sao lá to (Kiền kiền Nghệ Tĩnh)
21 Tếch Tectona grandis Linn Gía tỵ
22 Trường mật Paviesia anamonsis
23 Trường chua Nephelium chryseum Chôm Chôm
24 Vên vên vàng Shorea hypochra Hance Vên Vên nghệ, Dên Dên
NHÓM IV
1 Bời lời Litsea laucilimba Bời lời quả to
2 Bời lời vàng Litsea Vang H.Lec.
3 Cà duối Cyanodaphne cuneata Bl.
4 Chặc khế Disoxylon translucidum Pierre
5 Chau chau Elacorarpus tomentosus DC Côm lông
6 Dầu mít Dipterocarpus artocarpifolius Pierre
7 Dầu lông Dipterocarpus sp
8 Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre
9 Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius Teysm
10 Gội nếp Aglaia gigantea Pellegrin
11 Gội trung bộ Aglaia annamensis Pellegrin
12 Gội dầu Aphanamixis polystachya J.V.Parker
13 Giổi Talauma giổi A.Chev.
14 Hà nu Ixonanthes cochinchinensis Pierre
15 Hồng tùng Darydium pierrei Hickel Hoàng đàn giả
16 Kim giao Podocarpus Wallichianus Presl.
17 Kháo tía Machilus odoratissima Nees. Re vàng
18 Kháo dầu Nothophoebe sp.
19 Long não Cinamomum camphora Nees Dạ hương
20 Mít Artocarpus integrifolia Linn
21 Mỡ Manglietia glauca Anet.
22 Re hương Cinamomum parthenoxylon Meissn.
23 Re xanh Cinamomum tonkinensis Pitard Nhè xanh
24 Re đỏ Cinamomum tetragonum A.Chev.
25 Re gừng Litsea annanensis H.Lec.
26 Sến bo bo Shorea hypochra Hance
27 Sến đỏ Shorea harmandi Pierre
28 Sụ Phoebe cuneata Bl.
29 So đo công Brownlowia denysiana Pierre Lo bò
30 Thông ba lá Pinus khasya Royle Ngô 3 lá
31 Thông nàng Podocarpus imbricatus Bl Bạch tùng
32 Vàng tâm Manglietia fordiana Oliv.
33 Viết Madiuca elliptica (Pierre ex Dubard) H.J.Lam.
34 Vên vên Anisoptera cochinchinensis Pierre
NHÓM V
1 Bản xe Albizzia lucida Benth.
2 Bời lời giấy Litsea polyantha Juss.
3 Ca bu Pleurostylla opposita Merr. et Mat.
4 Chò lông Dipterocarpus pilosus Roxb.
5 Chò xanh Terminalia myriocarpa Henrila
6 Chò xót Schima crenata Korth.
7 Chôm chôm Nephelium bassacense Pierre
8 Chùm bao Hydnocarpus anthelminthica Pierre
9 Cồng tía Callophyllum saigonensis Pierre
10 Cồng trắng Callophyllum dryobalanoides Pierre
11 Cồng chìm Callophyllum sp.
12 Dải ngựa Swietenia mahogani Jaco.
13 Dầu Dipterocarpus sp.
14 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb.
15 Dầu chai Dipterocarpus intricatus Dyer
16 Dầu đỏ Dipterocarpus duperreanus Pierre
17 Dầu nước Dipterocarpus jourdanii Pierre
18 Dầu sơn Dipterocarpus tuberculata Roxb.
19 Giẻ gai Castanopsis tonkinensis Seen
20 Giẻ gai hạt nhỏ Castanopsis chinensis Hance
21 Giẻ thơm Quercus sp.
22 Giẻ cau Quercus platycalyx Hickel et camus
23 Giẻ cuống Quercus chrysocalyx Hickel et camus
24 Giẻ đen Castanopsis sp.
25 Giẻ đỏ Lithocarpus ducampii Hickel etA.camus
26 Giẻ mỡ gà Castanopsis echidnocarpa A.DC.
27 Giẻ xanh Lithocarpus pseudosundaica(Kickel et A.Camus) Camus
28 Giẻ sồi Lithocarpus tubulosa Camus Sồi vàng
29 Giẻ đề xi Castanopsis brevispinula Hickel et camus
30 Gội tẻ Aglaia sp. Gội gác
31 Hoàng linh Peltophorum dasyrachis Kyrz
32 Kháo mật Cinamomum sp.
33 Nephelium sp. Khé
34 Kè đuôi dông Makhamia cauda-felina Craib.
35 Kẹn Aesculus chinensis Bunge
36 Lim vang Peltophorum tonkinensis Pierre Lim xẹt
37 Lõi thọ Gmelina arborea Roxb.
38 Muồng Cassia sp. Muồng cánh dán
39 Muồng gân Cassia sp.
40 Mò gỗ Cryptocarya obtusifolia Merr
41 Mạ sưa Helicia cochinchinensis Lour
42 Nang Alangium ridley king
43 Nhãn rừng Néphélium sp.
44 Phi lao Casuarina equisetifolia Forst. Dương liễu
45 Re bàu Cinamomum botusifolium Nees
46 Sa mộc Cunninghamia chinensis R.Br
47 Sau sau Liquidambar formosana hance Táu hậu
48 Săng táu
49 Săng đá Xanthophyllum colubrinum Gagnep.
50 Săng trắng Lophopetalum duperreanum Pierre
51 Sồi đá Lithocarpus cornea Rehd Sồi ghè
52 Sếu Celtis australis persoon Áp ảnh
53 Thành ngạnh Cratoxylon formosum B.et H.
54 Tràm sừng Eugenia chanlos Gagnep.
55 Tràm tía Sysygium sp.
56 Thích Acer decandrum Nerrill Thích 10
57 Thiều rừng Néphelium lappaceum Linh Vải thiều
58 Thông đuôi ngựa Pinusmassonisca Lambert Thông tầu
59 Thông nhựa Pinusmerkusii J et Viers Thông ta
60 Tô hạp điện biên Altmgia takhtadinanii V.T.Thái
61 Vải guốc Mischocarpus sp.
62 Vàng kiêng Nauclea purpurea Roxb.
63 Vừng Careya sphaerica Roxb.
64 Xà cừ Khaya senegalensis A.Juss
65 Xoài Mangifera indica Linn.
NHÓM VI
1 Ba khía Cophepetalum wallichi Kurz
2 Bạch đàn chanh Eucalyptus citriodora Bailey
3 Bạch đàn đỏ Eucalyptus robusta Sm.
4 Bạch đàn liễu Eucalyptus tereticornis Sm.
5 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Deh.
6 Bứa lá thuôn Garcinia oblorgifolia Champ.
7 Bứa nhà Garcinia loureiri Pierre
8 Bứa núi Garcinia Oliveri Pierre
9 Bồ kết giả Albizzia lebbeckoides Benth.
10 Cáng lò Betula alnoides Halmilton
11 Cầy Ivringia malayana Oliver Kơ-nia
12 Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis Hance
13 Chiêu liêu Terminalia chebula Roxb.
14 Chò nếp
15 Chò nâu Dipterocarpus tonkinensis A.Chev.
16 Chò nhai Anogeissus acuminata Wall Râm
17 Chò ổi Platanus Kerrii Chò nước
18 Da Cerlops divers
19 Đước Rhizophora conjugata Linh.
20 Hậu phát Cinamomum iners Reinw Quế lợn
21 Kháo chuông Actinodaphne sp.
22 Kháo Symplocos ferruginea
23 Kháo thối Machilus sp.
24 Kháo vàng Machilus bonii H.Lec.
25 Khế Averrhoa carambola Linn.
26 Lòng mang Pterospermum diversifolium Blume
27 Mang kiêng Pterospermum truncatolobatum Gagnep.
28 Mã nhâm
29 Mã tiền Strychosos nux – Vomica Linn.
30 Máu chớ Knemaconferta var tonkinensis Warbg. Huyết muông
31 Mận rừng Pranus triflora
32 Mắm Avicenia officinalis Linn.
33 Mắc niễng Eberhardtia tonkinensis H. Lec.
34 Mít nài Artocarpus asperula Gagret.
35 Mù u Callophyllum inophyllum Linn.
36 Muỗm Mangifera foetida Lour.
37 Nhọ nồi Diospyros erientha champ Nho nghẹ
38 Nhội Bischofia trifolia Bl. Lội
39 Nọng heo Holoptelea integrifolia Pl. Chàm ổi, Hôi
40 Phay Duabanga sonneratioides Ham.
41 Quao Doliohandrone rheedii Seen.
42 Quế Cinamomum cassia Bl.
43 Quế xây lan Cinamomum Zeylacicum Nees.
44 Ràng ràng đá Ormosia pinnata
45 Ràng ràng mít Ormosia balansae Drake
46 Ràng ràng mật Ormosia sp
47 Ràng ràng tía Ormosia sp.
48 Re Cinamomum albiflorum Nees.
49 Sâng Sapindus oocarpus Radlk.
50 Sấu Dracontomelum duperreanum Pierre
51 Sấu tía Sandorium indicum Cav.
52 Sồi Castanopsis fissa Rehd et Wils
53 Sồi phăng Quercus resinifera A.Chev. Giẻ phảng
54 Sồi vàng mép Castanopsis sp
55 Săng bóp Ehretia acuminata R.Br. Lá ráp
56 Trám hồng Canarium sp. Cà na
57 Tràm Melaleuca leucadendron Linn.
58 Thôi ba Alangium Chinensis Harms.
59 Thôi chanh Evodia meliaefolia Benth.
60 Thị rừng Diospyros rubra H.Lec.
61 Trín Schima Wallichii Choisy
62 Vẩy ốc Dalbengia sp.
63 Vàng rè Machilus trijuga Vàng danh
64 Vối thuốc Schima superba Gard et Champ.
65 Vù hương Cinamomum balansae H.Lec Gù hương
66 Xoan ta Melia azedarach Linn.
67 Xoan nhừ Spondias mangifera Wied.
68 Xoan đào Pygeum arboreum Endl. et Kurz
69 Xoan mộc Toona febrifuga Roen
70 Xương cá Canthium didynum Roxb.
NHÓM VII
1 Cao su Hevea brasiliensis Pohl
2 Cả lồ Caryodapnnopsis tonkinensis
3 Cám Parinarium aunamensis Hance
4 Choai Terminalia bellirica roxb Bàng nhút
5 Chân chim Vitex parviflora Juss
6 Côm lá bạc Elaeocarpus nitentifolius Merr
7 Côm tầng Elaeocarpus dubius A.D.C
8 Dung nam Symplocos cochinchinensis Moore
9 Gáo vàng Adina sessifolia Hook
10 Giẻ bộp Castanopsis lecomtei Hickel et Camus
11 Giẻ trắng Quercus poilanei Hickel et Camus
12 Hồng rừng Diospyros Kaki Linn
13 Hoàng mang lá to Pterospermum lancaefolium Roxb
14 Hồng quân Flacourtia cataphracta Roxb Bồ quân, Mùng quân
15 Lành ngạnh hôi Cratoxylon ligustrinum Bl Thành ngạnh hôi
16 Lọng bàng Dillenia heterosepala Finetet Gagnep
17 Lõi khoai
18 Me Tamarindus indica Linn Chua me
19 Lysidica rhodostegia Hance
20 Vitex glabrata R. Br
21 Mò cua Alstonia scholaris R.Br Mù cua, Sữa
22 Ngát Gironniera subaequelis Planch
23 Phay vi Sarcocephalus orientalis Merr
24 Phổi bò Meliosma angustifolia Merr
25 Rù rì Calophyllum balansae Pitard
26 Răng vi Carallia sp
27 Săng máu Horfieldia amygdalina Warbg
28 Sảng Sterculia lanceolata Cavan Săng vè
29 Sâng mây
30 Sở bà Dillenia pantagyna Roxb
31 Sổ con quay Dillenia turbinata Gagnep
32 Sồi bộp Lithocarpus fissus OcstedVar. tonlinensis H. et C
33 Sồi trắng Pasania hemiphaerica Hicket et Camus
34 Sui Antiaris toxicaria Lesch
35 Trám đen Canarium nigrum Engl
36 Trám trắng Canarium albrun Racusch
37 Táu muối Vatica fleuxyana tardieu
38 Thung Tetrameles nudiflora R. Br.
39 Tai nghé Hymenodictyon excelsum Wall Tai trâu
40 Thừng mực Wrightia annamensis
41 Thàn mát Millettia ichthyochtona Drake
42 Thầu tấu Aporosa microcalyx Hassh
43 Ưởi Storeulia lychnophlora Hance
44 Vang trứng Endospermum sinensis Benth
45 Vàng anh Saraca divers Hoàng anh
46 Xoan tây Delonix regia Phượng vĩ
NHÓM VIII
1 Ba bét Mallotus cochinchinensis Lour
2 Ba soi Macaranga denticulata Muell-Arg
3 Bay thưa Sterculia thorelii Pierre
4 Bồ đề Styrax tonkinensis Pierre
5 Bồ hòn Sapindus mukorossi Gaertn
6 Bồ kết Gleditschia sinensis. Lam
7 Bông bạc Vernomia arborea Ham.
8 Bộp Ficus Championi Đa xanh
9 Bo Sterculia colorata Roxb
10 Bung bí Capparis grands
11 Chay Artocarpus tonkinensis A.Chev
12 Cóc Spondiaspinnata Kurz
13 Cơi Pterocarya tonkinensis Dode
14 Dâu da bắc Allospondias tonkinensis
15 Dâu da xoan Allospondias lakonensis Stapf
16 Dung giấy Symplocos laurina Wall Dung
17 Dàng Scheffera octophylla Hams
18 Duối rừng Coclodiscus musicatus
19 Đề Ficus religiosa Linn.
20 Đỏ ngọn Cratoxylon prunifolium Kurz.
21 Gáo Adina polycephala Benth
22 Gạo Bombax malabaricum D.C
23 Gòn Eriodendron anfractuosum D.C Bông gòn
24 Gioi Eugenia jambos Linn Roi, Đào tiên
25 Hu Mallotus apelta Muell. Arg Thung
26 Hu lông Mallotus barbatus Muell. Arg
27 Hu đay Trema orientalis Bl.
28 Hu đay Trema orientalis Bl.
29 Lai rừng Aluerites moluccana Willd
30 Lai Alcurites fordii Hemsl
31 Lôi Crypeteronia paniculata
32 Mán đĩa Pithecolobium clyperia var acumianata Gagnep
33 Mán đĩa trâu Pithecolobium lucidum benth
34 Mốp Alstonia spathulata Blume
35 Muồng trắng Zenia insignis chun
36 Muồng gai Cassia arabica Muống mít
37 Nóng Sideroxylon sp
38 Núc nắc Oroxylum indicum Vent
39 Ngọc lan tây Cananga odorata Hook et Thor
40 Sung Ficus racemosa
41 Sồi bấc Sapium discolor Muell-Arg
42 So đũa Sesbania paludosa
43 Sang nước Heynea trijuga Roxb
44 Thanh thất Ailanthus malabarica D.C
45 Trẩu Aleurites montara willd.
46 Tung trắng Heteropanax fragans Hem.
47 Trôm Sterculia sp
48 Vông Erythrina indica Lam.

 

Gỗ Trắc Đen

Gỗ trắc đen là một loại gỗ quý có giá trị rất cao được xếp vào loại gỗ hiếm bậc nhất tại Việt Nam. Gỗ trắc đen được rất nhiều người quan tâm và tìm mua vì loại gỗ này có đặc trưng là rất cứng, chịu được va đập cao. Ở Việt Nam cây gỗ trắc đen được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới.

gal_77620_532191a95f4b3
Về nguyên tắc gỗ đã được ngâm trong bùn đất lâu thì độ bền rất cao kháng mối mọt. Bởi vậy nên trắc đen được ưa chuộng giá cao hơn trăc đỏ rất nhiều .

Go-trac-den

Gỗ trắc đen là loại gỗ quý và sang trọng được sử dụng trong việc trang khí nội thất thì rất là tốt và giá trị cao.

13062421_624415931049162_8810710109166554372_n

Trên thị trường hiện nay lưu hành chủ yếu là hai loại trắc:  trắc đỏtrắc đen . Trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn trắc đỏ. Gọi trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nhạt hơn, thực ra trong thiên nhiên trắc đen và đỏ cùng thuộc một họ . Giống như Gỗ thủy tùng loại xanh thì ngâm trong bùn trong nước loại đỏ thì trên mặt đất .

201203213432_dscn0983 (1)


Bài viết liên quan:

Gỗ Trắc Dây.

Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.

Gỗ Trắc Đỏ giá bao nhiêu ?

Gỗ nu là gì?

Gỗ Thủy Tùng có tốt không ?

 

Gỗ Trắc Đỏ giá bao nhiêu ?

Trên thị trường hiện nay lưu hành chủ yếu là hai loại trắc:  trắc đỏtrắc đen .

Gỗ trắc đỏ là một loại cây quý hiếm, cây khi trưởng thành có chiều cao từ 24 tới 25 mét cùng và có đường kính thân to từ 1m tới 1,2m. Khi đẽo cây gỗ trắc đỏ lúc đầu có màu vàng nhưng sau đó chuyển sang dần thành màu nâu đỏ cây gỗ trắc đỏ là một loại cây quý hiếm có giá trị cao

Go-trac-do

Loại trắc đỏ được đánh giá là đẹp thuộc khu vực Tây Nguyên hay nói cụ thể hơn là tỉnh Đak Lak. Tại đây được giới chơi gỗ từ các nơi đến và săn lùng ráo riết.

Gọi trắc đỏ vì đặc điểm đặc biệt của nó thì không loại gỗ nào trong thiên nhiên có được . Thân gỗ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt, mùi thơm và hơi hắc . Loại gỗ sơn huyết cũng có màu đỏ tương tự nhưng màu tối và sẩm hơn rất nhiều. Cũng vì điểm giống nhau như trên mà gỗ Sơn huyết thường dùng để làm giả gỗ Trắc vì trắc và sơn huyết có giá vênh nhau tới mây chục lần .

Vậy Gỗ Trắc Đỏ giá bao nhiêu ?

Go-trac-do

Đây là câu hỏi mà nhiều người yêu thích gỗ trắc đỏ đều quan tâm. Hiện nay trên thì trường giá gỗ trắc thay đổi tùy thuộc vào kích thước của từng khúc gỗ. Giá loại gỗ đường kính từ 5 đến 10 cm giao động từ 100 đến 150 ngàn 1 kg. Với những loại đường kính lớn hơn như từ 20cm thì có giá giao động từ 200 đến 500 ngàn 1 kg. Còn những loại kích thước lớn hơn như những loại ván rộng rừ 30 đến 50 hoặc hơn nữa thì giá vào khoảng 1tr đến hàng chục triệu hay cũng tùy thuộc vào người bán và người mua thủa thuận để phù hợp.


Các bài viết liên quan:

Gỗ nu là gì?

Gỗ Thủy Tùng có tốt không ?

Gỗ Trắc Dây.

Gỗ Hóa Thạch là gì ?

Gỗ Trắc và cách phân biệt gỗ trắc

Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.

Trên thị trường hiện nay lưu hành chủ yếu là hai loại trắc:  trắc đỏtrắc đen . Trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn trắc đỏ. Gọi trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nhạt hơn, thực ra trong thiên nhiên trắc đen và đỏ cùng thuộc một họ . Giống như Gỗ thủy tùng loại xanh thì ngâm trong bùn trong nước loại đỏ thì trên mặt đất .
Về nguyên tắc gỗ đã được ngâm trong bùn đất lâu thì độ bền rất cao kháng mối mọt. Bởi vậy nên trắc đen được ưa chuộng giá cao hơn trăc đỏ rất nhiều .

go-trac-va-cach-nhan-biet

Gỗ trắc đỏ là một loại cây quý hiếm, cây khi trưởng thành có chiều cao từ 24 tới 25 mét cùng và có đường kính thân to từ 1m tới 1,2m. Khi đẽo cây gỗ trắc đỏ lúc đầu có màu vàng nhưng sau đó chuyển sang dần thành màu nâu đỏ cây gỗ trắc đỏ là một loại cây quý hiếm có giá trị cao

Go-trac-do

Loại trắc đỏ được đánh giá là đẹp thuộc khu vực Tây Nguyên hay nói cụ thể hơn là tỉnh Đak Lak. Tại đây được giới chơi gỗ từ các nơi đến và săn lùng ráo riết.

Gọi trắc đỏ vì đặc điểm đặc biệt của nó thì không loại gỗ nào trong thiên nhiên có được . Thân gỗ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt, mùi thơm và hơi hắc . Loại gỗ sơn huyết cũng có màu đỏ tương tự nhưng màu tối và sẩm hơn rất nhiều. Cũng vì điểm giống nhau như trên mà gỗ Sơn huyết thường dùng để làm giả gỗ Trắc vì trắc và sơn huyết có giá vênh nhau tới mây chục lần .


Các bài viết liên quan:

Gỗ nu là gì?

Gỗ Thủy Tùng có tốt không ?

Gỗ Trắc Dây.

Gỗ Hóa Thạch là gì ?

Gỗ Trắc và cách phân biệt gỗ trắc

Gỗ nu là gì?

Dân chơi đồ gỗ luôn coi trọng loại gỗ đó có nu hay không bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp của vân gỗ đó.

Vậy gỗ nu là gì?

Nu Gỗ là phần thương tật của cây gỗ, nó có vân và màu sắc tự nhiên rất đẹp và khác biệt so với cây gỗ chủ. Nu Gỗ còn hay được gọi là: núm, nụm. Khi cây gỗ bị thương tật như: bị sâu mọt, chặt chém, sét đánh, xây xướt…Lúc này cây sẽ dồn dinh dưỡng để chữa lành vết thương từ đó tạo nu gỗ.

Go-Nu-quy-hiem

Nu gỗ được hình thành như thế nào?

Do đặc tính sinh lý tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, ở chỗ thương tật sẽ bị phình to ra thành bươu. Độ lớn của bươu thường phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng và thời gian sinh trưởng của cây. Nhưng phần đa bươu có đường kính lớn hơn thân cây chủ.

nu-go-go-nu-dep-1
Nói như thế không phải là có thể tạo ra nu bằng cách mà con người có thể can thiệp vào được như dùng dao chặt, làm trầy xước thân cây. Trên thực tế, tỷ lệ thành nu rất thấp, có khi chỉ tầm khoảng 1% tỷ lệ.

IMG_1366
Một số nu gỗ thường quý hiếm như: nghiến, trắc, sưa, cẩm lai, hương, gõ, gụ, chiu liu, mun… Điểm khác biệt của các loại gỗ quý đó là vân rất đẹp một cách tự nhiên, chống được mối mọt qua thời gian dài sử dụng, có loại càng lâu càng đẹp.

nu-go
Gỗ quý đã hiếm, nu gỗ lại càng hiếm hơn. Nên cần chọn cơ sở sản xuất có kinh nghiệm và tên tuổi uy tín để tránh việc mua phải hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng.

small160
Vậy làm cách nào để nhận biết nu gỗ thật?

Thứ nhất: Nu gỗ khi được sẻ thành từng lát mỏng sẽ phô được những vân gỗ tuyệt đẹp nhìn tựa như bức tranh phong thủy, kiểu này có thể thêm họa tiết chữ nổi để làm tranh treo tường cũng khá phố biến. Tuy nhiên để biết xem có bị ghép hay không cần chú ý lật mặt trên và dưới xem các vân gỗ có khớp với nhau hay không. Nếu đồng nhất tức là được cắt ra từ một khối và nếu có sự khác biệt chứng tỏ đã được ghép từ những thân gỗ khác nhau.
Thứ hai: Dùng đèn pin nhỏ soi vào các mắt nu (là những vòng tròn nhiều vân uốn lượn), càng nhiều vân gỗ nhỏ mảnh cuộn xung quanh mắt nu thì càng lâu năm và càng có giá trị.
Thứ ba: Dùng đầu ngón tay ấn mạnh xuống bề mặt gỗ nu, nếu móng bị cong mà mặt nụ không bị ảnh hưởng gì là gỗ nu thật, còn nếu để lại vết móng tay là gỗ nu giả.

the-gioi-vo-go (1)
Sở hữu một sản phẩm từ nu gỗ là đang nắm giữ trong tay một vật phẩm thu hút vượng khí nhất trong các đồ phong thủy. Không chỉ là một vật phẩm trang trí độc đáo, sang trọng, mà còn là một món tài sản luôn luôn đắt giá thêm mỗi ngày.

Tại sao gỗ nu lại đắt tiền như vậy?

Thứ nhất: Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có một số cây tạo được vài mảng nu và thậm chí nhiều loại cây gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được một đến hai cây cho nu.
Thứ hai: Do cách hình thành đặc biệt nên vân gỗ nu không theo một sự sắp xếp cố định, vân xoắn ngẫu nhiên tạo những hình thù dặt biệt, không có tim gỗ do đó rất khó để chế chế tác. Ngay cả những nghệ nhân tay nghề cao đôi khi cũng phải ngao ngán với việc chế tác cho loại gỗ này. Nếu không có máy móc hỗ trợ để làm xong một tác phẩm thì cũng phải cho ra đi ít là chục con dạo đục, nay có máy móc thì số đục bị hư cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng dám làm mặc dù giá thợ cao gấp 2 – 3 so với lần bình thường.
Thứ ba: Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu việc chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau một thời gian sử dụng. Do đó mà gỗ phải được áp dụng “Phơi sương” bằng cách tối đem phơi sương sáng mang vào mát trong nhiều tháng liền giúp hơi nước thoát chậm và làm cho các vân gỗ được khít lại không bị tách hay nứt gãy.
Thứ tư: Tương truyền trong dân gian cho rằng sở hữu gỗ nu không những chỉ thể hiện đẳng cấp và gia thế mà còn có tác dụng mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Vì thế mà ngày càng có nhiều đại gia không tiếc tiền săn cho được những cặp lục bình gỗ nu khủng, những pho tượng di lặc gỗ nu tinh xảo ….để thể hiện đẳng cấp chơi gỗ của mình.
Chỉ với 4 lí do trên đã có thể lý giải được vì sao giá những sản phẩm từ nu gỗ như tượng gỗ đẹp, lục bình gỗ nu …lại có giá cao đến như vậy. Đặc biệt đối với những khối nu có kích thước lớn, giá có thể được đưa lên cao hơn rất nhiều do nhiều người cùng muốn sở hữu nó.


Bài viết liên quan