Vào những năm 80 của thế kỷ trước thì huyện Krông Năng và Ea H’leo thuộc tỉnh Đắk Lắk được xem là thủ phủ của loài cây thủy tùng. Ở những khu vực đầm lầy thì loài cây Thủy Tùng này nhiều vô kể. Thậm chí, thời điểm đó người ta sẵn sàng đốn hạ, vùi lấp hàng chục ha thủy tùng để phục vụ cho việc xây dựng đập thủy lợi Ea Ral (xã Ea Ral, huyện Ea H’leo). Điều này cũng rất dễ hiểu vì thời gian đó cây thủy tùng được xếp vào loại gỗ tạp.
Vậy Gỗ Thủy Tùng có tốt không ?
Năm 2008, nhiều tin đồn đoán loài cây này có khả năng chữa bệnh ung thư, mang lại sinh khí cho ngôi nhà nên từ đó cây Thủy Tùng được săn lùng, mỗi ngày có hàng trăm người chen nhau đào bới tìm kiếm thủy tùng bị vùi lấp dưới đập thủy lợi Ea Ral. Đầu nậu gỗ khắp nơi kéo về để mua gỗ thủy tùng, đẩy giá lên cao ngất ngưỡng khiến loài cây này bị săn lùng ráo riết.
Thông nước hay thủy tùng (danh pháp hai phần: Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, ít cong vênh, có màu với vân rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp.
Về tính chất của gỗ thì Thủy tùng thuộc loại gỗ mềm tựa như gỗ thông hay pơ mu.
Bài viết liên quan:
Gỗ Thủy Tùng và cách nhận biết.