Cây gỗ đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Vậy kinh doanh với việc trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.
Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:
1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album
b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất
c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% – 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu
d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng
e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém không quá 15%
f. Mục đích sử dụng của gỗ đàn hương trắng:
+ Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dùng trong ngành xe hơi cao cấp, máy bay, chiết xuất tinh dầu
+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm
+ Rác gỗ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm
+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm
+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao
+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống
g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)
+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg
`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg
+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg
+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg
+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg
+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg
h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác
2. Cây đàn hương đỏ
a. Tên khoa học: Pterocarpus santalinus
b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.
c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%
d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm
e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém có thể lên đến 30% – 40%
f. Mục đích sử dụng của gỗ đàn hương đỏ
+ Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp
+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp
+ Rác gỗ: Bỏ đi
+ Cành nhỏ: Bỏ đi
+ Lá: Bỏ đi
+ Hạt: Để nhân giống
g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)
+ Lõi gỗ: Khoảng 65 USD / 1 kg
+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg
+ Rác gỗ: Bỏ đi
+ Cành nhỏ: Bỏ đi
+ Lá: Bỏ đi
+ Hạt: Khoảng 25 USD/ 1 kg
h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.
Tóm lại gỗ đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo TS. Vũ Văn Thoại -Viện nghiên cứu cây đàn hương
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu về gỗ Đàn Hương