Linh vật hay còn gọi là vật lấy phước hay những con vật linh thiêng là một thuật ngữ dùng để chỉ cho bất cứ biểu tượng chính thức nào, cho bất kỳ cá nhân nào, động vật và các đối tượng, chủ đề nào mà mang lại sự may mắn, thông thường linh vật thường là động vật được nhân hóa với những đường nét phá cách ngộ nghĩnh, đáng yêu. Ở góc độ văn hóa thì Linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo. Sau đây là tổng hợp 15 linh vật thường dùng trong phong thủy.
1. Rồng
Rồng là một trong những linh vật mang tính chất huyền thoại đứng đầu Tứ linh vật, không có thật nhưng trong các văn bản cố xưa hình tượng rồng đã xuất hiện khá phổ biến từ rất sớm. Rồng được coi là linh vật có quyền năng tối cao, là linh vật của trời. Tương truyền chỉ cần ở đâu xuất hiện rồng là ở đó sẽ yên ổn và bình an.
Rồng được coi là con vật đứng đầu trời đất, có quyền lực tối cao nên đại điện cho vua là con của trời, trên long bào và các đồ vật hoàng tộc thường thêu và trang trí bởi các họa tiết có liên quan tới rồng. Rồng Thanh Long còn có khả năng áp chế hung khí, tiêu trừ tiểu nhân, tạo sự uy nghiêm, mang lại vượng khí và tài lộc.
Đối với những người làm chủ hoặc đứng đầu tổ chức, việc đặt tượng rồng còn thể hiện được vai vế của người lãnh đạo, người cầm quyền. Thanh Long tối kị không được đặt quay đầu vào phòng ngủ và người tuổi Tuất không nên bày tượng Rồng vì Thìn – Tuất đối nhau.
2. Phượng hoàng/ Phượng hoàng
Phượng hoàng được ví von là loài chim đẹp nhất thiên hạ, thân thể là một tổng hòa của những điều đẹp nhất của các loài họ chim như đầu gà, cổ hạc, đuôi công và bộ lông đỏ cam rực rỡ như ngọn lửa. Phượng Hoàng ngoài khả năng có thể mang theo những vật nặng hơn nó gấp rất nhiều lần thì nước mắt còn có công dụng chữa lành vết thương, máu thịt còn giúp con người trường sinh bất tử. Phượng hoàng có tiếng hót du dương có tác dụng thần diệu về tinh thần, lông phượng hoàng có tác dụng như bừa hộ mệnh, vũ khí chống lại cái ác.
Khi đã quá già yếu, Phượng hoàng sẽ tự xây tổ bằng chính lông của mình và tự thiêu trở thành tro tàn. Sau đó từ chính đống tro tàn này hồi sinh thành một chú chim non, vòng đời là vô hạn. Do đó Phụng hoàng là biểu tượng của sự may mắn, sự hồi phục và vươn lên từ tro tàn. Phượng Hoàng mang theo năng lượng Hỏa của hướng nam. Trong phong thủy, Phượng Hoàng đem lại cơ hội về tiền tài và thành công trong sự nghiệp. Nên trưng Phượng hoàng ở những khu vực cao ráo và thể hiện được tư thế huy hoàng nhất.
3. Lân
Lân cũng là một loài vật của trí tưởng tượng, chưa ai nhìn thấy chúng bao giờ nhưng trên các hình ảnh được ghi lại và các mẫu tượng thì Lân có hình dáng nửa rồng nửa thú, toàn thân có vảy và chỉ có 1 sừng. Theo truyền thuyết kể lại thì trước đây kì lân là một loài thú dữ chuyên phá hoại của cải của người dân nhưng sau này đã được Đức Phật Di Lặc cảm hóa và trở nên một con vật hiền lành chuyên đi giúp người tốt, đặc biệt là những người thảo hiếu.
Trước cửa những công ty, nhà xưởng và các khu vực kinh doanh, thường đặt kỳ lân thành 1 đôi, một đực 1 cái. Con đực dưới chân giữ ngọc hoặc thỏi vàng dùng để giữ tiền của. Con cái đặt chân lên con kỳ lân con có tác dụng để giữ người tài.
4. Rùa
Đây loài vật duy nhất có thật được xuất hiện cùng 3 linh vật quyền lực khác trong Tứ Linh bao gồm (Long – Lân – Quy – Phụng). Nhiều thắc mắc rằng Rùa là một loài bình thường trong cuộc sống nhưng tại sao nó lại được xếp cùng với 3 linh vật quyền năng trong Tứ Linh? Ở đây có thể lí giải theo hai hướng: một là rùa là loài có sức sống rất mãnh liệt, tuổi thọ cao và có thể sống trong môi trường thiếu thức ăn trong một thời gian dài , do đó rùa được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục. Thứ 2, Rùa tượng trưng cho trời – đất: bụng phẳng tượng trưng cho đất, mai cong tượng trưng cho trời.
Rùa khi gặp nguy hiểm sẽ thu mình vào bên trong vỏ mai cứng cáp mà ko xung sát nên được cho là loài vật hiền lành lánh khỏi những trọng tội da xung đột mà ra. Hơn nữa những đường vân trên mai rùa còn có tác dụng hóa giải những luồng khí xấu.
5. Long Quy
Long Quy hay còn gọi là Rùa đầu Rồng là một loài vật được dân gian kết hợp giữa Rùa và Rồng. Công dụng của tượng Long Quy cũng giống như tượng rùa nhưng có năng lực mạnh mẽ hơn do được sự kết hợp năng lượng của Rồng. Long quy phát huy công dụng mạnh mẽ nhưng không sát mà chỉ hóa giải.
6. Tỳ Hưu
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Tỳ Hưu được miêu tả có hình dạng đầu gần giống với Lân nhưng thân tròn, chân ngắn và mập hơn. Một số Tỳ Hưu được khắc họa là có cánh và đuôi có tua. Tỳ Hưu là một loài vật hung hãm với một cái dạ dày không đáy. Thức ăn của nó không phải đồ thường mà là vàng bạc, châu báu. Do nó không có hậu môn nên ăn bao nhiêu giữ lại bấy nhiêu. Sau giấc mơ ấy thì tiền không ngừng đầy trong ngân quỹ nhà vua nên người ta gọi con vật này là Tỳ Hưu Chiêu tài. Về sau tượng Tỳ Hưu được trưng bày trong nhà để cầu tiền tài, của cải.
Tỳ Hưu từ ngọc có công dụng tốt nhất do nó gắn liền với sự kiện của nhà vua mà trong tiếng Hán chữ vương (vua) thêm một dấu phết đầu sẽ thành chữ ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc đều là người vương giả, có của cải và phú quý.
7. Cóc thiềm thừ
Cóc thiền thừ hay còn gọi là Cóc Ba Chân, Cóc chiêu tài là một linh vật thường thấy ở các địa điểm kinh doanh, buôn bán của người Hong Kong và Trung Quốc. Tương truyền đây là loài vật biểu trưng cho tiền tài, mang lại sự may mắn trong kinh doanh và tiền bạc. Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc, nó tượng trưng cho sự hạnh phát tài lộc, giảm thiểu rủi ro, nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người. Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.
Truyền thuyết kể lại rằng vợ của 1 trong 8 vị tiên vì lòng tham nên đã trộn linh đan của Tây Vương Mẫu rồi trốn lên cung trăng, sau đó bị biến thành cóc nhưng vì ăn năn hối lỗi nên ngọc hoàng chỉ biến nửa thân trên thành cóc còn phần dưới vẫn là nòng nọc nên còn đuôi và trở thành chiếc chân thứ 3. Truyền thuyết khác cho rằng Thiềm Thừ vốn là yêu tinh được Lưu Hải Tiên Ông thu phục .Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Cóc ngậm tiền được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài và đục những pho tượng gỗ đẹptrưng trong nhà.
Tượng Cóc Thiềm Thừ nên đặt ở góc nhà hướng quay ra ngoài cửa chính nhưng tránh đặt đối diện, nên trưng bày ở gian phòng khách hoặc phòng chính của căn nhà, hướng về phía Tây Nam (tiền tài). Tránh đặt ví trí sát của ra vào vì nó sẽ nằm ở thế tống tài. Tránh đặt gần những khu vực thiếu trang trọng vì sẽ làm thu hút những điềm xấu ảnh hưởng ngược lại gia đình chủ.
8. Sư tử
Sư tử được mệnh danh là vị chúa sơn lâm có quyền uy thuộc hàng bậc nhất trong các sinh vật sinh sống trong rừng. Tiếng gầm sư tử rất lớn và nanh rất nhọn, đây là loài vật ăn thịt và khá nguy hiểm cho con người. Trong phong thủy, Sư Tử lại đại diện cho điềm lành vì sự hung dữ của nó giúp hóa giải sát khí và ngăn chặn những kẻ xấu có ý muốn hãm hại. Cũng chính vì năng lực quá mạnh nên tượng Sư Tử không nên đặt trong nhà mà chỉ nên đặt ngoài cổng và cũng chỉ nên đặt ngoài cổng của các cơ quan, công ty lớn … và hạn chế đặt trước cửa gia đình vì năng lượng dư thừa từ tượng sư tử có thể ảnh hưởng ngược lại vào các thành viên trong gia đình.
Tượng sư tử nên được trưng là một cặp gồm một đực và một cái (con đực vần quả cầu dưới chân, con cái là sư tử con, nên chú ý để tránh bị nhầm). Tượng đặt phải quay mặt ra ngoài không được quay mặt vào trong, không được đặt tượng trong nhà.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
9. Hổ
Trong tự nhiên hổ là một loài động vật ăn thịt hung dữ, hàm răng khỏe và tốc độ chạy cao. Hổ là một loài động vật thông minh và lanh trí, rình và săn mỗi có chiến thuật tiết kiệm sức và tỷ lệ thành công cao. Trong dân gian hổ được liên tưởng tới sự dũng mãnh và quyền lực. Trong phong thủy tượng hổ có tác dụng trấn hạch rất tốt, tránh tà ma hoành hành. Oai linh của hổ tượng trưng cho nhà lãnh đạo nên có thể trợ lực cho người chủ gia đình hoặc người có vai vế trong các tổ chức.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
10. Gà trống
Gà là một trong những hình tượng thân thuộc trong cuộc sống của con người hằng ngày. Tiếng gà trống báo sáng theo quy luật rất chuẩn xác và có tính chu kì. Gà trống là biểu tượng cho sự canh gác trong đêm tối, tránh kẻ xấu hay những linh hồn xấu lợi dụng thời cơ đêm tối không thấy được mà mưu hại gia chủ. Gà trống có tướng mạo vương giả và có ngũ đức đầu đội mũ là văn – Bước đi nhanh vững chãi là võ – Gặp kẻ địch chống lại là dũng – Thấy miếng ăn gọi đàn là nhân – Luôn một lòng canh gác đêm là tín nên hỗ trợ rất tốt cho các nhà lãnh đạo.
Đặt gà trống trong nhà còn giúp hóa giải đào hoa sát và hạn chế sự không chung thủy của người bạn đời. Trong kinh doanh nên đặt một tượng gà trống qua mặt về các dãy phòng như một cách giám sát và tránh những bất đồng ý kiến không đáng có.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
11. Ngựa
Ngựa là con vật khôn ngoan, sống gần với người và rất trung thành. Khi giao thông chưa phát triển thì ngựa đóng vai trò rất quan trọng trong trong lưu thông và chuyên chở hàng hóa. Ngày xưa ngựa gắn với những hình tượng chiến đấu oai hùng của người dũng sĩ bền bỉ, can đảm và kiêu hãnh. Ngựa xuất hiện làm cho giao thương buôn bán thuận lợi sinh ra của cải, do đó mà ngựa còn mang ý nghĩa may mắn tài lộc, phát đạt trong kinh doanh.
Để cầu sự may mắn thuận lợi trong kinh doanh người ta thường trưng bày một số hình tượng ngựa may mắn như bát mã truy phong, mã đáo thành công, mã đáo song hành… trong đó hình tượng 6 con ngựa phát âm trong tiếng hán là Lục gần với Lộc nên mang ý nghĩa về tài lộc trong kinh doanh. Tuyệt đối tránh các tranh tượng gồm 4 và 5 chú ngựa vì Tứ phát âm gần giống tử, còn 5 là ngũ liên tưởng tới hình ảnh ngũ mã phanh thây.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
12. Cá chép
Dân gian xưa coi cá chép là một loài vật thông minh, tài giỏi, biểu tượng cho sự may mắn, ý chí kiên trì tiến thủ và thành công. Hình tượng cá chép còn có tác dụng chiêu tài khí, tạo may mắn và mang về tài lộc cho gia chủ. Từ sự tích cá chép hóa rồng, Cá chép mang ý nghĩa cho sự kiên trì bền bỉ và lanh trí nhất định sẽ thành công. Do đó trong nhà có trẻ đi học hay người nào đang có dự định thăng tiến thì nên đặt tượng cá chép hóa rồng như một động lực để vươn lên.
Trong tiếng hán, cá phát âm là “Yu” gần với từ Dư trong dư dả nên mang ý nghĩa chiêu tài lộc rất tốt. Để cầu mau mắn tài lộc nên trưng hình ảnh hoặc tượng hai con cá chép ghép lại thành câu “Niên niên hữu dư” tức là năm này qua năm khác đều dư dả của cải không phải lo lắng nhiều.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
13. Dê
Trong những dịp đầu năm, người dân thường có xu hướng trưng bày hình tượng ba con dê để cầu mong mọi sự được khởi đầu tốt lành theo câu Tam Dương Khai thái. Thực chất dương ở đây là chí âm – dương chứ không phải dương là dê, tuy nhiên trong tiếng Hán phát âm của hai từ này đồng âm nên ý nghĩa câu tam dương khai thái được gắn với hình ảnh 3 con dê. Trong kinh dịch, Tháng 1 là tháng có 3 hào dương và tương ứng với quẻ thái. Trong đó quẻ thái nói chung là thể hiện sự tốt lành, giống như trong câu “Hết con bĩ cực tới ngày thái lai” nghĩa là vượt qua được cơn khốn đốn ắt sẽ tới sự may mắn tốt đẹp. Tóm lại: Tam Dương (tháng 1) còn khai (mở ra) sự thông thái (quẻ thái) cho mọi sự luôn được tốt đẹp, tránh những vận xui.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
14. Chó
Chó là một trong những loài vật thông minh, trung thành và rất biết quan tâm tới chủ nhân, trở thành người bạn thân thiết. Với đôi tai và cái mũi rất thính chó canh nhà và đánh hơi rất tốt nên thường được dùng nhiều trong việc dò tìm chất nổ, ma túy hay tìm người … Theo quan niệm của người Việt, Chó đem đến nhiều thuận lợi và niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang). Trong phong thủy, việc trưng hai tượng chó trước cổng có tác dụng hóa giải sát khí, cầu phúc trừ tà. Tuy nhiên không được đặt tượng chó quay về hướng Đông Nam vì đây là hướng tương khắc với chó. Đặt tượng chó theo hướng phù hợp với gia chủ, nếu hợp với hướng đông màu tam thể, Bắc màu đen, hướng Nam màu vàng, hướng Tây màu trắng. Người tuổi mão, dần, ngọ rất tương hợp để đặt tượng chó.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
15. Trâu
Đối với người nông dân mà nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, do đó từ lâu Trâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Trâu là một loài vật hiền lành và bền bỉ nên biểu trưng cho sự an lành và no đủ. Trong Bát Quái, trâu thuộc quẻ khôn, chủ về đất đai nên mang ý nghĩa thịnh vượng và bền vững. Biểu tượng con trâu có tác dụng hỗ trợ người tuổi Tỵ, Dậu, Hợi, Tý, Sửu; người tuổi Mùi không nên sử dụng vì Sửu – Mùi xung khắc, con vật không phát huy được linh khí.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
16. Voi
Voi là con vật hay giúp đỡ con người. Ngay cả trong Phật giới cũng có thờ Thần Đầu Voi. Truyền thuyết cho rằng voi được sinh ra từ các mảnh vụng tan ra của sao Dao Quang. Vì thế, voi được coi là loài vật vô cùng linh thiêng. Mặt khác, voi là loài vật to lớn mạnh mẽ, nên bày voi trong nhà, thì vận nhà được bình ổn, người trong nhà làm ăn thuận lợi.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
17. Heo
Heo là một con vật trong 12 con giáp với thân hình mũm mĩm dễ thương. Người Trung Quốc xưa quan niệm có heo mẹ trong nhà là có khả năng sinh sản và nguồn tài chính ổn định. Heo không được coi là một loài tôn quý nhưng với thân hình tròn trịa nó có khả năng đem lại tài khí và phúc khí. Ngày nay việc sử dụng tượng heo không thiên về ý nghĩa nhiều con cái nữa mà người ta trưng tượng heo với cầu mong sự phát triển nhân lực và thuận lợi kinh doanh.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
18. Hạc
Đây là loài đứng đầu trong họ lông vũ (nhất phẩm điểu) có tính cách của người quân tử thanh cao, sự may mắn và trường thọ. Sau phượng hoàng, hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim biểu tượng của may mắn. Đôi hạc được dùng nhiều trong thờ cúng vì nó đại diện cho phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn. Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối. Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.
19 linh vật chiêu tài thường dùng trong phong thủy (Phần 2)
19. Dơi
Trong tiếng Hán, Dơi được phát âm gần với chữ Phúc và trở thành con vật tượng trưng cho sự cát tường. Việc treo tranh trong nhà sẽ khiến cho gia đình có thêm nhiều phúc khí. Người ta thường sử dụng hình tượng 2 con dơi để nhấn mạnh đến tính vẹn toàn, 5 con dơi thể hiện cho ngũ phúc : trường thọ – phú quý – khang ninh – hiếu đức – thiện chung . Hình tượng Dơi ngậm tiền vàng mang ý nghĩa là dẫn phúc chiêu tài.