Gỗ đàn hương (đàn hương trắng – Santalum album L.) là món quà từ vương quốc thực vật ban tặng cho con người, gắn liền với văn hóa và truyền thống Ấn Độ. Đây là một trong những loài cây quý giá nhất thế giới. Sự phân bố tự do của cây đàn hương trải rộng từ 30 độ Bắc tới 40 độ Nam, từ Indonesia ở phía Đông tới Đảo Juan Ferrnandex (Chile) ở phía Tây và từ Archipelago ở Hawaii phía Bắc tới New zealand ở phía Nam. Đây là một loài cây ký sinh tầm trung, phát triển rộng rãi ở Ấn Độ.
Sự phân bố tập trung nhiều hơn ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Karnataka, Tamil Nadu và Kerala. Với hơn 5000 năm lịch sử, Ấn Độ là nước đứng đầu trong sản xuất tinh dầu đàn hương dành cho nước hoa và dược phẩm. Tinh dầu và gỗ đàn hương được thừa nhận chất lượng từ 3 đạo giáo lớn nhất trên thế giới: Đạo Hindu, Đạo Phật và Đạo Hồi. Theo Vamana Purana, phần gỗ đàn hương được khuyến khích dùng để thờ Thần Shiva. Thần Lakshmi được tin rằng đã cư trú trong một cây đàn hương (Brahma Vaivarta Purana). Người Ai Cập cổ đã nhập gỗ đàn hương về để dùng làm thuốc, ướp xác hoặc dùng đốt lễ tế thần.
Có một phong tục bắt buộc trong cộng đồng người Hindu, đó là đặt một miếng gỗ đàn hương lên giàn thiêu. Một miếng gỗ được sơn màu be được đặt trên trán và một số bộ phận khác trên cơ thể , đặc biệt là cho tín đồ của Thần Krishna (Vaishnavites) và lễ tắm thần.
Gỗ đàn hương thông thường được biết đến với tên Gỗ đàn hương Đông Ấn và dầu của chúng là dầu đàn hường Đông Ấn. Tâm gỗ đáng giá bởi mùi hương của nó. Phần sáp gỗ và các phần khác của cây không có mùi. Phần tâm gỗ này còn được dùng làm nguyên liệu cho các điêu khắc tinh xảo. Nhu cầu về các bức tượng điêu khắc các vị thần và các nhân vật thần thoại rất cao. Ngoài ra đàn hương còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác ví dụ như các loại hộp, hộp nữ trang, lược, khung tranh, quạt tay, khay đựng bút, hộp card, …Tòa nhà lập pháp Vidhana Soudha của bang Karnataka ở Bengalor có một tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh xảo từ gỗ đàn hương, đó là cánh cửa dẫn đến phòng Nội Các.
Gỗ đàn hương rất thiêng liêng và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và là một thành phần quan trọng trong ‘HOMA’ (havana), một từ tiếng Phạn có nghĩa là bất kỳ nghi lễ nào trong đó cúng dường vào lửa thánh hiến là hoạt động chính. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, gỗ đàn hương được đốt khi cầu nguyện và thiền định. Dát gỗ màu trắng và màu vàng, không có mùi thơm, được sử dụng làm dụng cụ tiện đồ và làm que nhang.
Posts posts