Cây gỗ Sưa thường mọc ở đảo Hải Nam với tên gọi Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê, đây là chủng Sưa cho chất lượng tốt nhất thế giới. Miền Bắc Việt Nam có cùng vĩ độ với đảo Hải Nam nên Sưa ở đây vùng này có chất lượng gần tương đương với loài Hoàng Hoa Lê. Ở miền Nam của nước ta cũng có trồng loại cây này như chất lượng không bằng so với trồng ở miền bắc và đảo Hải Nam.
Với một số loại gỗ đã tuyệt chủng mà chỉ có người Việt mình chơi như Thủy Tùng, Mun Sừng, Ngọc Am đó là cách tích trữ giữ gìn như một món đồ gia bảo an toàn nhất cho mỗi nhà sưu tầm đồ gỗ…
Với Hoàng Đàn, giá thành hiện giờ được đội nên rất cao vì hàng này được ưa chuộng với Trung quốc. Mà thị trường Trung Quốc thì luôn nóng lạnh thất thường, Hoàng Đàn chỉ có giá trị khi nó còn tuyết, mà tuyết thì cũng chỉ khô xác trong vòng mấy tháng. Khi tuyết đã khô thì giá trị của Hoàng Đàn gần như rất thấp. Cũng chính vì lý do này mà Hoàng Đàn phần gốc rễ thường đắt hơn so với thân cành vì lượng tinh dầu cao hơn…Có thể kết luận lại, Hoàng đàn là giống gỗ đã tuyệt chủng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn để tích trữ cho hậu bối…
Vậy gỗ sưa giá bao nhiêu ?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam thì gỗ sưa có 3 loại: Sưa tím, Sưa đỏ, Sưa Vàng. Giá Sưa thấp nhất là 1 triệu rưỡi/ 1 kg. Loại trung trung làm được pho tượng nhỏ cỡ 3 triệu rưỡi tới 5 triệu rưỡi 1 kg . Nếu là ván đường kính 30 cm trở lên giá ngoài 30 triệu/ 1 kg nhưng loại này gần như không còn do bị thương lái săn lùng.
Để nhận biết gỗ Sưa, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :
(i) Nhìn (quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu đẹp như “sắc gỗ sưa” )
+ Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Tom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có tom màu đen.
(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).
(iii) : Cân : nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai … nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, …
===============================
Bài viết liên quan:
Gỗ Sưa và cách phân biệt gỗ sưa.