Tam đa là ai – Ý nghĩa của tam đa như thế nào ?

By | June 9, 2016

Tam đa gồm 3 ông là Phúc (những sự tốt lành), Lộc (ơn vua, ơn trời đất), và Thọ (sống lâu).

Tam đa Phúc – Lộc – Thọ tiêu biểu cho ba hạnh phúc lớn nhất của con người là Phúc, tức con cháu đầy đủ ngoan hiền. Lộc tức là tài lộc dồi dào và Thọ là sự sống lâu không bệnh tật.

Tam-da-om-da
Hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc bao gồm ba ông Phúc, Lộc và Thọ.

Ông Phúc

Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia vào triều chính.

Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất đi nhân cách con người.

Ông là một vị quan thanh liêm nên gia cảnh cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.

Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng “ra đi” cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.

Ông Lộc

Ông tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham.
Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.

Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết.

Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”

Ông Thọ

Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc.

Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Ông coi “buôn chính trị” là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.

Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả.

Ý nghĩa của tam đa

Ông Phúc (Quách Nghi)

tuong-go-ong-phucMột vị quan trong bộ trang phục đơn giản mà phong độ, điềm tĩnh, khoác trên mình một áo thụng màu xanh, màu của tương lai, đầu đội mũ vải mềm, dáng hoạt bát, nhanh nhẹn, tóc và râu ở ngũ quan đều đen, cùng khuôn mặt trắng sáng, quyền pháp rõ ràng, sống mũi hình nửa ống bương (đầy đặn, nay nải miệng, môi đều và nhỏ, tất cả thể hiện cho sự khỏe mạnh, thông minh, thanh cao, mãn nguyện và có hậu). Một tay ôm em bé là lực lượng kế cận, ý nghĩa của nối dõi tông đường, con cháu đầy đàn, trên thuận dưới hòa, vì quan niệm phương đông không có con nối dõi tổ tiên là bất hiếu.

tuong-go-phuc-loc-tho
Ông Phúc không có đai to, mặt ngọc trễ rốn, chỉ có đai vải quấn lỏng hờ, đầu đai thả bộ xà tích có 2 hình con dơi được cách điệu, bố cục thành hình tròn gọi là hình Khánh Phúc. Trong tiếng Hán chữ Dơi ở bên phải có bộ nhất khẩu điền giống với chữ Phúc, nên người xưa đã muốn hình tượng con Dơi cách điệu thành hình chiếc khánh, miệng hay ngậm chữ Phúc – Kim tiền hoặc chữ Thọ, để thể hiện cho các mong ước trên rất nhiều đồ án trang trí.
Ông Lộc (Đậu Tử Quân):

tuong-go-tam-da

Với trang phục đại quan, một chân dung đầy đặn, phương phi, hồng hào, quyền pháp đầy đủ vì trong tay đang cầm một thẻ bài lớn, bộ râu đen đang lắc lư ngạo nghễ cùng bộ cánh chuồn trên đầu tỏ rõ sự hả hê, sung mãn, tràn trề sang trọng. Khoác trên mình bộ áo đỏ rộng, màu của sự hoan hỷ, giàu có, mạnh mẽ, thể hiện rõ thế và quyền lực, lại trang trí trên đai, mũ áo có rất nhiều ngọc ngà, châu báu, điểm đặc trưng trong ba ông thì ông Lộc có bộ đai rộng, bụng to được trễ xuống qua rốn biểu tượng của sự no đủ, quá dư, thừa thãi. Ngực áo được thêu rồng, gấu áo là sóng thuỷ ba, nước là biểu tượng của khí mà có những ba lớp sóng được kết hợp với rồng trên cao đang phun nước, tạo thành một không gian trên trời, dưới đất, rồng, mây, nước đang quần thảo thúc đẩy vượng khí.
Ông Thọ (Đông Phương Sóc):

Tuong-go-ong-loc

Xuất xứ là người nhà trời xuống trần gian giúp nhà Hán với một sự nổi trội không bình thường lúc đó là sống 125 tuổi (gần gấp đôi cái tuổi cổ lai hy). Chính cái điển hình này đã được dân gian bóc tách ra thành một biểu tượng của sự sống lâu.

tuong-go-Ong-tho-mun-sung

Hình nghĩa chân dung của ông Thọ mới đáng bàn hơn, theo sách nhân học của Ma Y Thần Tướng cho biết theo lý pháp: Thì trán là phương Nam, phương của trời, trời phải rộng lớn nên trán phải cao to, xương trán (biển địa) lồi lên càng rộng mênh mông càng tốt, nên các ông Thọ mà ta trông thấy đầu và trán như là bị biến đầy và nhô lên. Cầm là phương Bắc (Địa các), hai bên thái dương kẻo thẳng xuống tai cất (là má) gần dái tai nối vòng xuống cấm thành một mạch đầy đặn nay nả, về cuối đời tuổi già, sức yếu, mùa đông gió rét không làm ăn được mà cầm vẫn nhô cao đầy đặn thể hiện đất đai vẫn mầu mỡ, tài sản vẫn còn sung túc là phúc – thọ – khang – ninh.